Thế giới

IMF: Trung Quốc sẽ là nguồn tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 5 năm tới

ClockThứ Ba, 18/04/2023 10:00
TTH.VN - Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ là quốc gia đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng cao gấp đôi của Mỹ.

Trung Quốc là động lực quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu trong Quý 2/2023Trung Quốc và ASEAN cam kết tăng cường quan hệ

leftcenterrightdel
Đến năm 2028, Trung Quốc được dự báo sẽ là nguồn tăng trưởng hàng đầu thế giới. Ảnh: AFP/CafeF 

Sử dụng dữ liệu được IMF công bố trong Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tuần trước, những phân tích của Bloomberg cho thấy đến năm 2028, phần gia tăng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu của quốc gia này dự kiến sẽ chiếm 22,6% tổng tăng trưởng thế giới. Tiếp theo ngay sau Trung Quốc là Ấn Độ, với 12,9%, trong khi Mỹ sẽ đóng góp 11,3% cho tổng tăng trưởng toàn cầu.

IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa thập kỷ tới khi lãi suất tăng cao gây ảnh hưởng. Với dự báo đó, triển vọng trong 5 năm tới là yếu nhất trong hơn 3 thập kỷ, khiến IMF phải lên tiếng kêu gọi các quốc gia tránh phân mảnh kinh tế do căng thẳng địa chính trị gây ra và thực hiện các bước để tăng năng suất.

Tổng cộng, 75% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tập trung ở 20 quốc gia và hơn một nửa nằm ở các nước top 4, bao gồm  Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Mặc dù Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) sẽ chiếm phần tăng trưởng nhỏ hơn, nhưng Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Pháp được coi là các nước nằm trong top 10 quốc gia đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó, đến năm 2028, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp gần 40% vào tăng trưởng của thế giới.

Bốn quốc gia này đã thành lập diễn đàn BRIC – tên gọi do ông Jim O'Neill, cựu kinh tế trưởng của Tập đoàn Goldman Sachs đặt ra vào năm 2009 và khối này trở thành BRICS một năm sau đó khi Nam Phi – hiện là nền kinh tế nhỏ nhất trong nhóm, được thừa nhận.

Sự tăng trưởng của Nam Phi được cho là yếu trong 5 năm tới, thêm khoảng 0,5% vào tổng tăng trưởng toàn cầu.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu

Việc cân bằng giữa các yếu tố bảo đảm an ninh thương mại và tạo thuận lợi thương mại là yêu cầu mới đặt ra cho ngành hải quan trước xu thế tự do hóa giao thương toàn cầu. Vấn đề rất quan trọng hiện nay là làm sao dự báo đúng các xu hướng quan hệ thương mại, đầu tư để hoạch định chính xác các kế hoạch, định hướng và xác định các ưu tiên hợp tác quốc tế phù hợp.

Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 27/5 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung đầu tiên sau hơn 4 năm, nhằm tìm kiếm mối quan hệ thương mại sâu sắc hơn để củng cố nền kinh tế, bằng việc hướng tới đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán đang bị đình trệ về một hiệp định thương mại tự do (FTA).

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cam kết đạt tiến bộ về FTA
Trung Quốc tăng cường bảo vệ các di sản văn hóa

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vừa công bố một chương trình nghị sự lập pháp mạnh mẽ cho năm 2024, tập trung cao độ vào việc bảo vệ các thành phố, thị trấn, làng mạc và những con phố giàu tính lịch sử và văn hóa.

Trung Quốc tăng cường bảo vệ các di sản văn hóa
Return to top