Thế giới

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Ba, 03/10/2023 06:20
TTH - Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang phát triển, với lý do nhu cầu toàn cầu và Trung Quốc trì trệ trong bối cảnh lãi suất vẫn cao và thương mại suy giảm.

ADB: Thế giới phải đối mặt với những thách thức to lớn về hỗ trợ vốnADB: Những công nghệ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch

 Do nhu cầu toàn cầu và Trung Quốc trì trệ trong bối cảnh lãi suất vẫn cao và thương mại suy giảm, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được dự báo giảm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, theo báo cáo được công bố vào ngày 2/10, Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện tổ chức kỳ vọng các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á - Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 5% vào năm 2023. Con số này thấp hơn một chút so với mức 5,1 mà WB dự báo hồi tháng 4. Cùng với đó, WB hiện kỳ vọng vào năm 2024, khu vực sẽ đạt mức tăng trưởng 4,5%, giảm so với dự báo 4,8% đưa ra hồi tháng 4.

Trong đó, Ngân hàng Thế giới giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5,1%, nhưng hạ ước tính cho năm 2024 từ 4,8% xuống còn 4,4%. Các yếu tố cấu trúc dài hạn, mức nợ tăng cao ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này và sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản là những lý do khiến tổ chức hạ dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc.

Ngân hàng Thế giới cho biết: “Trong khi các yếu tố trong nước có thể ảnh hưởng chủ yếu đến tăng trưởng ở Trung Quốc, các yếu tố bên ngoài sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng ở hầu hết các nước còn lại trong khu vực”.

Mặc dù các nền kinh tế Đông Á hầu như đã phục hồi sau chuỗi cú sốc kể từ năm 2020, bao gồm đại dịch COVID-19 và sẽ tiếp tục tăng trưởng, song WB cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại.

Nợ ngày càng tăng

Ngân hàng Thế giới nhận thấy, sự gia tăng đáng kể của nợ chính phủ nói chung, cũng như nợ doanh nghiệp tăng vọt, đặc biệt là ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Ngân hàng cảnh báo, nợ chính phủ cao có thể hạn chế cả đầu tư công và tư nhân. Nợ tăng cao có thể dẫn đến lãi suất cao hơn, điều này sẽ làm tăng chi phí vay đối với các doanh nghiệp tư nhân.

So với các thị trường mới nổi khác, mức nợ hộ gia đình cũng được đánh giá là tương đối cao ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Nợ hộ gia đình cao có thể tác động tiêu cực đến tiêu dùng, vì thu nhập sẽ được sử dụng nhiều hơn để trả nợ. Điều này có thể dẫn đến cắt giảm chi tiêu.

Trước tình hình này, Ngân hàng Thế giới cho biết nợ hộ gia đình tăng 10% sẽ làm giảm 0,4% tốc độ tăng trưởng tiêu dùng.

Hiện tại, Ngân hàng Thế giới nhận định chi tiêu hộ gia đình ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vẫn thấp hơn xu hướng trước dịch.

Tại thị trường Trung Quốc, xu hướng bán lẻ hiện nay ổn định hơn so với trước đại dịch do giá nhà giảm, thu nhập hộ gia đình tăng trưởng yếu hơn, cộng thêm tác động từ hoạt động tiết kiệm phòng ngừa và nợ hộ gia đình, cũng như nhiều yếu tố cơ cấu khác, đơn cử như dân số già đi.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Return to top