Thế giới

WHO tôn vinh vai trò của cộng đồng trong thúc đẩy tiến trình chấm dứt AIDS

ClockThứ Sáu, 01/12/2023 07:01
TTH - Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cùng các đối tác quốc tế công nhận sự linh hoạt, cống hiến và đổi mới sáng tạo của các nhà lãnh đạo và các tổ chức cộng đồng trong hoạt động ứng phó với HIV, theo trang web của WHO.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/AIDSTruyền thông phòng chống HIV/AIDS cho 300 sinh viên Trường đại học Y Dược

Một hoạt động nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS tại Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Từ việc chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đến ủng hộ việc tiếp cận các biện pháp can thiệp với chi phí phải chăng, và các dịch vụ do cộng đồng dẫn dắt, các cộng đồng đã định hình phản ứng với HIV trong nhiều thập kỷ.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: “Chúng tôi sát cánh cùng các cộng đồng để giúp chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030”.

Nhiều thập kỷ đầu tư và học hỏi từ HIV đã thúc đẩy những tiến bộ rộng lớn hơn trong các hệ thống y tế quốc gia và toàn cầu. Hoạt động ứng phó với HIV đã củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngoài xét nghiệm và điều trị HIV. Đầu tư và cơ sở hạ tầng từ hoạt động ứng phó với HIV tạo điều kiện cho các phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng đối với nhiều dịch bệnh, bao gồm COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ.

Trên toàn cầu, 9,2 triệu người không được tiếp cận với phương pháp điều trị HIV mà họ cần. Mỗi ngày, có 1.700 sinh mạng bị cướp đi do các nguyên nhân liên quan đến HIV, và 3.500 người nhiễm HIV, trong đó nhiều người không biết tình trạng của mình hoặc không được tiếp cận điều trị.

Bà Meg Doherty, Giám đốc Chương trình toàn cầu của WHO về HIV, Viêm gan và Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu với các cộng đồng ngày hôm nay và mỗi ngày. Sự dẫn dắt của các cộng đồng bị ảnh hưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ứng phó với HIV, bất chấp các rào cản pháp lý, kinh tế và xã hội mà họ gặp phải”.

Qua đó, WHO sát cánh cùng các đối tác toàn cầu để hoan nghênh vai trò của các cộng đồng trong việc thu hẹp khoảng cách xét nghiệm, điều trị và chăm sóc những người bị bỏ lại phía sau, cũng như thúc đẩy tiến trình hướng tới chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh 15 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024

Tối 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) long trọng tổ chức lễ tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu lần thứ VIII, năm 2024. Đến dự buổi lễ có các ông: Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tôn vinh 15 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Return to top