Thế giới

Hội nghị thượng đỉnh AZEC: Cắt giảm lượng khí thải CO2 là "thách thức chung" đối với châu Á

ClockThứ Ba, 19/12/2023 06:51
TTH - Đây là nhận định được Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đưa ra trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC), được tổ chức ngày 18/12 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Lượng khí thải CO2 toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch năm 2023 sẽ cao kỷ lụcTrung Quốc: Lượng khí thải CO2 sẽ giảm nhờ bùng nổ năng lượng sạchEU sẽ triển khai giai đoạn đầu của kế hoạch áp thuế biên giới carbon

Khói thải phát ra từ một nhà máy ở Australia. Ảnh minh họa: Getty Images/TTXVN
 

Tại diễn đàn đa quốc gia tập trung thảo luận về các biện pháp khử carbon nói trên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết, Nhật Bản sẽ “đi đầu” trong nỗ lực nhằm đạt được một khu vực châu Á không phát thải carbon.

Theo đó, Nhật Bản sẽ nỗ lực xây dựng một "thị trường khử carbon" khổng lồ có khả năng thu hút đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đến khu vực châu Á, ông Fumio Kishida lưu ý.

Một tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 cho biết, các nhà lãnh đạo đã nhất trí theo đuổi mục tiêu khử carbon thông qua những lộ trình “đa dạng” và “thực tế”, tùy thuộc vào “hoàn cảnh và điểm xuất phát khác nhau của mỗi quốc gia”.

Cũng theo Thủ tướng Nhật Bản, ước tính cần 4 triệu tỷ yen (tương đương 28 nghìn tỷ USD) để khử carbon ở khu vực châu Á; qua đó, ông Fumio Kishida cam kết sẽ thành lập một tổ chức mới để hỗ trợ các thành viên AZEC thực hiện các chính sách cần thiết để trung hòa carbon.

Theo TTXVN, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh AZEC. Được biết, hội nghị tại Tokyo có sự tham dự của Nhật Bản, 9 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia. Hội nghị diễn ra một ngày sau khi Nhật Bản và ASEAN tổ chức Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản.

Trong tuyên bố nói trên, các bên tham gia cũng khẳng định sự hợp tác trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide.

Đáng chú ý, AZEC là khuôn khổ hợp tác giữa quốc gia khác, nhằm đạt được mục tiêu khử carbon và tăng trưởng kinh tế ở khu vực châu Á. 11 quốc gia đang tham gia khuôn khổ này bao gồm Nhật Bản, Australia và 9 quốc gia thành viên ASEAN. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề xuất việc xây dựng khuôn khổ này trong bài phát biểu chính sách của ông hồi tháng 1 năm ngoái.

Các quốc gia trong khu vực châu Á phát thải khoảng 60% lượng khí thải CO2 của thế giới. Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu đạt được cả tăng trưởng kinh tế và khử carbon ở khu vực này, bằng cách tận dụng kiến thức về năng lượng tái tạo và bảo tồn năng lượng, cũng như các công nghệ tạo ra điện bằng cách sử dụng hydrogen và amoniac không thải ra khí CO2 khi đốt cháy.

Hãng Thông tấn The Japan News cho biết thêm, Nhật Bản đặt mục tiêu đi đầu trong việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế công bằng và bền vững, cũng như trong việc phát triển cơ sở hạ tầng thông qua AZEC.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Kyodo News & The Japan News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già
Return to top