Thế giới

IMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầu

ClockChủ Nhật, 20/10/2019 20:18
TTH - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy giảm đồng loạt, với dự báo tăng trưởng năm 2019 chỉ đạt 3% - tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc giục các nhà hoạch định chính sách cần tháo gỡ các rào cản thương mại, đưa ra các thỏa thuận lâu dài, kiềm chế căng thẳng địa chính trị và giảm bớt sự không chắc chắn của các chính sách nội địa.

Tăng trưởng toàn cầu đang rất mong manhIMF: Công nghệ có thể mở rộng khoảng cách giới trong việc làm

Tăng trưởng toàn cầu năm 2019 dự kiến chỉ đạt 3% - tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ảnh minh hoạ: Tapchitaichinh

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của World Bank và IMF diễn ra từ ngày 15/10-20/10, bà Gita Gopinath, Cố vấn kinh tế kiêm Giám đốc Phòng nghiên cứu tại IMF cho rằng, những động thái này có thể giúp tăng cường sự tự tin và tái tạo đầu tư, sản xuất và thương mại. Ngoài ra, để chống lại các rủi ro khác đối với tăng trưởng và tăng sản lượng tiềm năng, chính sách kinh tế nên hỗ trợ cho các hoạt động một cách cân bằng hơn.

Theo bà Gopinath, chính sách tiền tệ không thể là biện pháp duy nhất mà nên được kết hợp với hỗ trợ tài chính trong điều kiện phù hợp. Mặc dù các biện pháp nới lỏng tiền tệ có thể hỗ trợ tăng trưởng, nhưng điều cần thiết là các quy định vĩ mô hiệu quả phải được triển khai để ngăn chặn việc đánh giá sai các rủi ro và tồn đọng quá nhiều các lỗ hổng tài chính. Để tăng trưởng bền vững, các quốc gia cần thực hiện cải cách cơ cấu để tăng năng suất, cải thiện khả năng phục hồi và giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng. Chính sách cải cách ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi cũng sẽ hiệu quả hơn một khi được quản trị tốt.

"Triển vọng toàn cầu vẫn bấp bênh với sự chậm lại đồng loạt và phục hồi không chắc chắn. Ở mức tăng trưởng 3%, không có chỗ cho những sai lầm trong chính sách và nhu cầu cấp thiết là các nhà hoạch định chính sách cần có kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng", Cố vấn kinh tế Gopinath nhấn mạnh. Đồng thời, bà cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, các quốc gia cần phải hợp tác vì chủ nghĩa đa phương vẫn là giải pháp duy nhất để giải quyết các vấn đề lớn như rủi ro từ biến đổi khí hậu, an ninh mạng, tránh thuế và trốn thuế, cũng như các cơ hội và thách thức của các công nghệ tài chính mới nổi.

Theo phân tích của IMF, sự yếu kém trong tăng trưởng chủ yếu là do sự suy giảm mạnh trong hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu, với mức thuế cao hơn và các chính sách thương mại không chắc chắn kéo dài, gây thiệt hại cho đầu tư và nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất. Ngoài ra, ngành công nghiệp ô tô đang vấp phải nhiều khó khăn, ví dụ như các tiêu chuẩn khí thải mới trong khu vực đồng euro và Trung Quốc đã gây ra những ảnh hưởng lâu dài. Nhìn chung, tăng trưởng khối lượng giao dịch trong nửa đầu năm 2019 đã giảm xuống 1%, mức yếu nhất kể từ năm 2012.

Tuy nhiên, báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF dự kiến ​​sẽ có sự cải thiện nhẹ về tăng trưởng toàn cầu trong năm 2020, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 3,4%. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi, với dự báo khu vực này sẽ tăng trưởng trở lại ở mức 4,6%.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Return to top