Thế giới

Nhật Bản phân bổ 2 tỷ USD hỗ trợ nghiên cứu về công nghệ 6G

ClockThứ Sáu, 22/11/2019 15:08
TTH.VN - Nhật Bản dự kiến dành 220 tỷ yên (2,03 tỷ USD) để khuyến khích khu vực tư nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ năm.

Thương mại song phương Ấn Độ-ASEAN có thể tăng gấp đôi vào năm 2025Áp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình DươngThái Lan ra mắt "giải pháp một cửa" cho khách du lịch nước ngooàiASEAN kêu gọi các nước phát triển đảm bảo cam kết về hành động khí hậuĐại gia công nghệ đối mặt sức ép về tin giảHàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AITác động từ Brexit, Đông Nam Á có thể sẽ chào đón thêm nhiều doanh nghiệpDoanh nghiệp Nhật Bản khẩn trương trong cuộc chiến hướng đến nhựa sinh học

Nhật Bản muốn đi tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ 6G với tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 1.000 lần so với công nghệ hiện tại. Ảnh: Asian Nikkei Review

Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe có kế hoạch phát triển nguồn quỹ này như là một phần của gói kích cầu kinh tế. Đề xuất kích cầu sẽ được hoàn thành vào đầu tháng tới.

Một số công ty Nhật Bản đã bắt đầu phát triển cái gọi là công nghệ 6G, dự kiến sẽ tạo ra tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn 1.000 lần so với các công nghệ mạng hiện tại. Để hỗ trợ nghiên cứu, Tokyo sẽ thành lập một quỹ thuộc quản lý của Tổ chức Phát triển Công nghệ và Năng lượng Mới do nhà nước hậu thuẫn.

Quỹ này sẽ hợp tác với các ngành công nghiệp như sản xuất chip, viễn thông, ô tô và máy móc công nghiệp để triển khai các hoạt động R&D đối với các chất bán dẫn và công nghệ tiên tiến phục vụ các hệ thống liên kết. Nỗ lực nghiên cứu này sẽ kéo dài 3 đến 5 năm, bắt đầu vào tháng 4 của năm tài chính mới.

Đây là gói kích cầu kinh tế đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2016. Chính phủ ông Abe, với những quan tâm về phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế, hiện đang tập trung hỗ trợ Thế vận hội Tokyo 2020 sắp tới, các khoản đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng và ứng phó với thiên tai.

Tokyo cũng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản sẽ tạo ra một khung pháp lý dành riêng cho việc sáp nhập và mua lại các công ty ở nước ngoài, cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng. Đến tháng 6/2021, khoảng 4.000 tỷ yên của các quỹ công và tư nhân sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ các công ty phát triển thị trường ở nước ngoài.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Ngày 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước
Thu hút đầu tư có chọn lọc

Ngoài sự nhập cuộc của các nhà đầu tư, Thừa Thiên Huế cũng tập trung đôn đốc, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động tạo bước đột phá cho kinh tế, xã hội địa phương.

Thu hút đầu tư có chọn lọc
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Return to top