Thế giới

Pháp thử nghiệm lâm sàng 3 loại thuốc điều trị COVID-19

ClockThứ Năm, 12/03/2020 16:47
Khoảng 800 bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ tham gia chương trình dự kiến sẽ bắt đầu sớm nhất vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Các bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm và sử dụng các loại thuốc khác nhau để so sánh.

WHO tiến hành 2 phương pháp thử nghiệm lâm sàng để điều trị COVID-19FDA và FTC cảnh cáo 7 công ty bán sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 giảNhật Bản thử nghiệm thành công kết hợp thuốc HIV/AIDS điều trị Covid-19

Lấy mẫu xét nghiệm virus corona tại một chốt kiểm dịch "drive-thru" ở Bỉ, nước láng giềng Pháp - Ảnh: REUTERS

Trang Les Echos ngày 12-3 dẫn thông cáo của Bộ Nghiên cứu Pháp cho biết tổng cộng sẽ có khoảng 3.200 bệnh nhân tại Pháp và châu Âu tham gia thử nghiệm.

Các loại thuốc được sử dụng nằm trong nhóm được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào dạng có hiệu quả tích cực khi sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19. Các bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm và được cho sử dụng các loại thuốc khác nhau để so sánh.

Trong đó nhóm 1 không dùng thuốc. Nhóm 2 dùng thuốc remdesivir do phòng thí nghiệm Gilead phát triển để điều trị bệnh Ebola. 

Nhóm 3 dùng kết hợp 3 loại thuốc lopinavir, ritonavir và kaletra do phòng thí nghiệm AbbVie phát triển để chữa bệnh HIV/AIDS. 

Nhóm 4 thử nghiệm hỗn hợp thuốc kaletra-interferon bêta của phòng thí nghiệm Merck.

Giới chức y tế Pháp cũng đang rất mong đợi vào kết quả của một dự án về xét nghiệm huyết thanh để bổ sung cho cách thức xét nghiệm truyền thống bằng mẫu bệnh phẩm lấy qua đường mũi họng như hiện nay. 

Thông thường, cách truyền thống chỉ có thể cho biết bệnh nhân có mang virus hay không tại thời điểm lấy mẫu. Điều này dẫn tới tình trạng "âm tính giả", tức vào thời điểm xét nghiệm không phát hiện virus nhưng thực tế người đó đã mắc bệnh.

Xét nghiệm huyết thanh thì khác, bởi nó sẽ cho biết cá nhân đó đã từng bị nhiễm bệnh trong quá khứ hay không. 

Kết hợp giữa kết quả xét nghiệm huyết thanh với cơ sở dữ liệu của Ngân hàng máu quốc gia Pháp, các nhà nghiên cứu sẽ có thể nắm được sự xâm nhập thực sự của virus vào cơ thể người và nhờ đó sẽ xác định được chính xác hơn tỷ lệ tử vong của bệnh dịch tại nước này, tờ Les Echos giải thích thêm.

Ngoài hai dự án quan trọng trên, Pháp cũng sẽ triển khai 20 dự án nghiên cứu khoa học khác, trong đó có 7 dự án liên quan đến nghiên cứu cơ bản; 6 dự án liên quan đến chẩn đoán, lâm sàng và điều trị; 3 dự án liên quan đến dịch tễ học.

4 dự án còn lại là về khía cạnh khoa học nhân văn và xã hội như việc truyền bá các tin đồn thất thiệt hay khả năng người dân chấp nhận các biện pháp ngăn cấm tự do cá nhân trong mùa dịch.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư

Văn phòng Tổng thống Pháp ngày 13/5 cho biết hội nghị thượng đỉnh "Choose France" (“Chọn nước Pháp”) năm nay - sự kiện thường niên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Pháp, sẽ thu hút các khoản đầu tư nước ngoài trị giá 15 tỷ euro (16,2 tỷ USD), tăng so với con số cam kết đầu tư 13 tỷ euro tại hội nghị năm ngoái.

Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư
Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12.000km

Sau hành trình 12 ngày xuất phát từ Hy Lạp, ngọn lửa Olympic đã đến cảng Marseille của Pháp vào ngày 8/5 trước sự chứng kiến của đám đông lên tới khoảng 150.000 người. Đây được xem là cuộc thử nghiệm lớn đầu tiên về các kế hoạch cực kỳ tham vọng của Thế vận hội Paris 2024.

Ngọn lửa Olympic đến Pháp, bắt đầu hành trình rước đuốc dài 12 000km
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Return to top