Thế giới

Đại dịch COVID-19: Nền kinh tế toàn cầu đang bị tàn phá nghiêm trọng

ClockThứ Ba, 24/03/2020 18:25
TTH - Những bằng chứng về tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng biểu hiện rõ rệt khi các cuộc khảo sát hoạt động trong tháng 3 ở Australia và Nhật Bản cho thấy sự sụt giảm kỷ lục, trong khi tình hình ở châu Âu và Mỹ dự kiến ​​cũng sẽ rất thảm khốc, bài phân tích trên Reuters ngày 24/3 cho biết.

WHO hi vọng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ hoãn lại5 nước Đông Nam Á có người mắc Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng mạnhVấn đề chi phí xét nghiệm COVID-19 ở các nước ASEAN

Nhà đầu tư lo lắng trước biến động của thị trường cổ phiếu do đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters/Thanhnien

Sau khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị đình trệ vào tháng trước, số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng ngày càng nhiều, đi cùng với sự gia tăng số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19.

Nhiều khu vực đã bị phong toả và ở một số nơi, lực lượng quân đội phải tuần tra trên đường để kiểm soát và yêu cầu người dân ở trong nhà, tạm dừng các hoạt động dịch vụ và sản xuất, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu…

Theo nhận định của Tổ chức Quỹ đầu tư BlackRock, “đại dịch COVID-19 tượng trưng cho một cú sốc lớn từ bên ngoài đối với triển vọng vĩ mô, giống như một thảm họa tự nhiên quy mô lớn”.

Các cuộc khảo sát về Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) từ Nhật Bản cho thấy, lĩnh vực dịch vụ đang thu hẹp với tốc độ nhanh kỷ lục trong tháng 3/2020 và hợp đồng mới của các nhà máy cũng sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ. Ngoài ra, khả năng hoãn Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 có thể sẽ tiếp tục giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Trong khi đó tại Australia, PMI dịch vụ đã giảm xuống 39,8 - mức thấp kỷ lục, khi các nhà hàng, quán cà phê và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm đi lại, các sự kiện và buổi hòa nhạc cũng bị hủy bỏ.

Các nhà lãnh đạo tài chính và tiền tệ từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới hồi đầu tuần cũng đã thống nhất sẽ phát triển một “kế hoạch hành động” để đối phó với đại dịch có nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thông tin cụ thể hiện chưa được công bố.

Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Prakash Sakpal, mặc dù các ngân hàng trung ương đã có các động thái mạnh mẽ, nhưng giới đầu tư vẫn không tin rằng bất kỳ hành động nào trong số này có thể đủ để ngăn chặn các tác động xấu từ đại dịch hiện nay.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch và tổng hợp từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top