Thế giới

ADB: Châu Á có vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển vaccine chống COVID-19

ClockThứ Hai, 04/05/2020 20:55
TTH - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang lan rộng, với hơn 3,5 triệu người mắc bệnh và hơn 248 nghìn người tử vong ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, hãng tin ABCNews ngày 4/5 cho biết hiện có khoảng 100 nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang nỗ lực để phát triển vaccine chống virus SARS-CoV-2.

Australia thử nghiệm vaccine phòng chống Covid-19 trên chồnLãnh đạo thế giới cam kết đẩy nhanh các nỗ lực phát triển thuốc và vaccine chống COVID-19

Khoảng 100 nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang nỗ lực để phát triển vaccine chống COVID-19. Ảnh: Reuters/VOV

Với khoảng gần một chục loại vaccine đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm trên người hoặc sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm, hàng trăm người ở nhiều quốc gia đã tình nguyện tham gia vào chương trình tiêm vaccine thử nghiệm chống COVID-19, làm khơi dậy hy vọng có thể chấm dứt đại dịch sớm hơn dự kiến.

Không nằm ngoài nỗ lực toàn cầu hiện nay, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng đang chạy đua để phát triển vaccine chống COVID-19. Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), khu vực này có chuyên môn và nguồn lực để đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc phát triển vaccine mà còn trong việc phân phối chúng cho những người cần nhất.

Một phân tích của Liên minh Các sáng kiến ứng phó dịch bệnh (CEPI) trong tháng 4 chỉ ra rằng, hầu hết các nỗ lực phát triển vaccine đến từ các nhà sản xuất ở khu vực tư nhân, với 36% đến từ châu Á. Tầm quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương trong thị trường vaccine quốc tế cũng được phản ánh trong các dữ liệu được ghi nhận trước đó. Sáu quốc gia châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số 20 nhà xuất khẩu vaccine hàng đầu thế giới, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Một số quốc gia khác là các nhà sản xuất nhỏ hơn, nhưng vẫn xuất khẩu lượng vaccine trị giá hơn 100 triệu USD hàng năm, như Malaysia, Philippines, Việt Nam, Fiji và Thái Lan.

Các chuyên gia cho rằng, để có thể đi đầu trong việc phát triển các loại vaccine mới chống COVID-19, châu Á có thể dựa vào những kinh nghiệm thực tế trong việc sản xuất vaccine tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó cần chú trọng đến các biện pháp để sử dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có để nhanh chóng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất vaccine chống COVID-19.

Trong bối cảnh cấp thiết hiện tại, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, chính phủ và các cơ quan quản lý để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các loại vaccine tiềm năng. Quan trọng nhất, cần tìm ra một cơ chế phối hợp khu vực để đảm bảo việc sản xuất và phân phối vaccine an toàn cho toàn bộ khu vực trong thời gian ngắn.

Thực tế, để việc sản xuất vaccine được tiến hành một cách nhanh chóng và tiếp cận càng nhiều người càng tốt trong một khoảng thời gian ngắn đòi hỏi phải có phản ứng dựa trên nguyên tắc đoàn kết khu vực. Đồng thời, việc phê chuẩn nhanh các loại vaccine mới cần được đảm bảo an toàn bởi các hệ thống quản lý và giám sát hợp lý. Vaccine cũng nên được ưu tiên hàng đầu cho các nhân viên y tế, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe… ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 trên toàn khu vực. Ngoài ra, cũng cần sự phối hợp và hợp tác mạnh mẽ giữa các nhà phát triển vaccine, hoạch định chính sách, nhà tài trợ, cơ quan y tế công cộng và chính phủ để đảm bảo vaccine an toàn và hiệu quả được sản xuất đủ và có thể tiếp cận với các nước, kể cả các nước thành viên nghèo nhất.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Worldometers, ABCNews & ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với dự án “Sáng kiến Một sức khỏe” (OHI) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) đã triển khai biện pháp tích cực nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thịt lợn tại các chợ và lò mổ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ
Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top