Thế giới

IEA: Đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến giảm kỷ lục 20% trong năm 2020

ClockThứ Năm, 28/05/2020 08:46
TTH - Đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 20% ​​trong năm 2020, tương đương 400 tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết ngày 27/5.

IEA: Nhu cầu năng lượng sẽ giảm nhiều nhất trong lịch sử

Đại dịch khiến đầu tư vào ngành năng lượng toàn cầu giảm mạnh trong năm 2020. Ảnh minh hoạ: IES

Theo IEA, sự sụt giảm này có thể gây tác động nghiêm trọng đối với an ninh năng lượng và sự chuyển đổi sang năng lượng sạch khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch. Vào đầu năm nay, đầu tư năng lượng toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng 2% trong năm nay, mức tăng trưởng lớn nhất trong 6 năm qua, sau khi lĩnh vực này được đầu tư tổng cộng 1,8 nghìn tỷ USD trong năm 2019.

Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA cho rằng, sự sụt giảm kỷ lục trong đầu tư năng lượng toàn cầu năm nay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất việc làm và bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh tế, cũng như mất nguồn cung cấp năng lượng cần thiết trong tương lai, một khi nền kinh tế phục hồi. Đáng lo ngại, sự sụt giảm này có thể làm tổn thương các động thái hướng tới năng lượng sạch hơn, ông Birol cảnh báo thêm.

Ngoài ra, IEA cho biết, các chính phủ và ngành công nghiệp năng lượng cũng sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ USD doanh thu trong năm 2020 do nhu cầu năng lượng giảm và giá thành thấp hơn.

Trong bối cảnh hiện tại, các công ty năng lượng toàn cầu đã cắt giảm đầu tư và tạm gác các dự án để củng cố nguồn tài chính bị ảnh hưởng trong đại dịch. IEA cho rằng, các khoản nợ cao hơn sau cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những rủi ro lâu dài cho các khoản đầu tư. Theo đó, đầu tư chỉ riêng vào dầu khí dự kiến ​​sẽ giảm gần 1/3.

Cũng theo IEA, nếu đầu tư vào mảng dầu mỏ vẫn duy trì ở mức độ như hiện nay, mức cung dầu toàn cầu vào năm 2025 sẽ giảm gần 9 triệu thùng/ngày, dẫn tới nguy cơ thiếu hụt cho nhiều thị trường nếu nhu cầu quay trở lại mức trước đại dịch.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Return to top