Thế giới

EU đạt thỏa thuận gói 750 tỷ euro hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu COVID-19

ClockThứ Ba, 21/07/2020 18:17
Tại một trong những hội nghị thượng đỉnh kéo dài nhất từ trước tới nay, các nhà lãnh đạo EU đã vượt qua những khác biệt để cùng đồng thuận về đề xuất ngân sách lớn chưa từng thấy.

EU kéo dài hội nghị thượng đỉnh vì bất đồng về kế hoạch phục hồiQuỹ phục hồi của EU thu hút hơn 1.000 dự án xanh

Các nhà lãnh đạo EU đạt thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế. (Ảnh: DPA)

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 21/7 đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế của khối trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ euro. Mục đích của gói này là cung cấp các khoản hỗ trợ và khoản vay để đối phó với tác động của cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra. 

Tại một trong những hội nghị thượng đỉnh kéo dài nhất từ trước tới nay, các nhà lãnh đạo EU đã vượt qua những khác biệt để cùng đồng thuận về đề xuất ngân sách lớn chưa từng thấy 750 tỷ euro, cùng với đó là khoản hỗ trợ lên tới 1.047 tỷ euro (gần 1.200 tỷ USD) cho 7 năm tới.

Trước đó, đề xuất liên quan tới gói phục hồi 750 tỷ euro vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch, các nước thành viên có chủ trương "thắt lưng buộc bụng". Trợ lý cấp cao của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết, nhóm các quốc gia này ban đầun chỉ sẵn sàng chấp nhận khoản hỗ trợ tối đa là 350 tỷ euro, thậm chí là có điều kiện đi kèm.

Nhằm phá vỡ thế bế tắc, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đưa ra một đề xuất được các nhà ngoại giao đánh giá là "con đường hướng tới một thỏa thuận". Theo đó, ông đề xuất khoản hỗ trợ 390 tỷ euro đi kèm một số khoản tiền nhỏ hoàn lại cho nhóm "thắt lưng buộc bụng". Cuối cùng, đề xuất mới này đã nhận được sự nhất trí của 27 nước thành viên để sau đó trình lên Nghị viện châu Âu (EP) thông qua.

Trong khi đó, gói ngân sách dài hạn hơn 1.000 tỷ euro có vẻ dễ dàng hơn trong việc tập hợp tiếng nói chung của các nước EU. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận đã có những thời điểm căng thẳng cao độ, nhưng cuối cùng mọi chuyện đã tiến triển theo chiều hướng tích cực. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh trong tình huống đặc biệt đòi hỏi các bên có những nỗ lực đặc biệt để đạt đồng thuận.

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 135.000 công dân châu Âu và nhấn chìm nền kinh tế châu lục vào một cuộc suy thoái với dự báo tăng trưởng âm 8,3% trong năm nay. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nhấn mạnh việc thông qua một kế hoạch đầy tham vọng là cần thiết trong bối cảnh khủng hoảng y tế đang tiếp tục đe dọa toàn châu Âu./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top