Thế giới

Mỹ dự kiến tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho 100 triệu người vào tháng 2/2021

ClockThứ Năm, 03/12/2020 14:33
TTH.VN - Hãng Thông tấn CNA ngày 3/12 dẫn nguồn tin từ một quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết, quốc gia này hy vọng sẽ tiêm chủng cho 100 triệu người nhằm chống lại dịch bệnh COVID-19 tính đến cuối tháng 2/2021, tương đương khoảng 40% dân số trưởng thành của Mỹ.

Những đối tượng được ưu tiên sử dụng vaccine ngừa Covid-19 ở MỹVaccine Covid-19 của Moderna đạt hiệu quả 100% trong ngăn các ca bệnh chuyển nặng

Nhân viên y tế tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 cho một tình nguyện viên ở tiểu bang Florida, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, nỗ lực này sẽ được bắt đầu thực hiện trong vòng vài tuần, khi vắc-xin do Pfizer-BioNTech và Moderna-NIH phát triển dự kiến ​​sẽ được phê duyệt. Mỗi loại vắc-xin yêu cầu 2 mũi tiêm, và mũi thứ 2 sẽ được tiêm cách mũi đầu tiên lần lượt sau 3 tuần và 4 tuần.

Ông Moncef Slaoui, cố vấn khoa học của chương trình Operation Warp Speed​​(OWS), chương trình nhằm tìm kiếm thuốc và vắc-xin ngừa COVID-19 hiệu quả và an toàn của Chính phủ Mỹ, nói với các phóng viên rằng: “Từ giữa tháng 12 năm nay đến cuối tháng 2 năm sau, chúng tôi sẽ có khả năng tiêm chủng cho 100 triệu người”. Trong đó sẽ bao gồm nhóm dân số "có nguy cơ", là những người lớn tuổi, các nhân viên chăm sóc sức khỏe và những nhân viên ở tuyến đầu chống dịch.

Sẽ có một lượng vắc-xin "dồi dào" để tiêm chủng cho 3 triệu cư dân của các cơ sở chăm sóc dài hạn vào tháng 12 này, ông Moncef Slaoui nói thêm. Phần còn lại của đợt đầu tiên sẽ đủ để tiếp cận phần lớn nhân viên y tế, nếu các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác nhất trí với những khuyến nghị của liên bang trong việc ưu tiên nhóm dân số này.

Khi hoạt động sản xuất của 2 loại vắc-xin này được mở rộng, 20 triệu liều sẽ đạt được vào tháng 12/2020, 30 triệu liều vào tháng 1/2021, và 50 triệu liều vào tháng 2/2021, đạt tổng số 100 triệu liều. Tuy nhiên, con số này không bao gồm các loại vắc-xin khác do Johnson & Johnson và AstraZeneca-Oxford phát triển, những loại vắc-xin này đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.

Ông Moncef Slaoui cho biết, cả 2 loại vắc-xin này đều có thể đưa ra kết quả kết luận về hiệu quả từ cuối tháng 12/2020 đến giữa tháng 1/2021, mở đường cho việc phê duyệt khẩn cấp vào tháng 2/2021 nếu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bật đèn xanh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNA & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top