Thế giới

Các nước châu Á và kế hoạch phê duyệt, sử dụng vaccine COVID-19

ClockThứ Sáu, 11/12/2020 18:28
TTH - Đến nay, dữ liệu thử nghiệm từ các hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech, Moderna và AstraZeneca đã cho thấy, vaccine thử nghiệm của họ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.

Người đầu tiên trên thế giới được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer/BioNTechThử nghiệm vaccine ngừa COVID-19

Các nước vẫn đang tiếp tục tiến trình xem xét phê duyệt vaccine COVID-19 để sử dụng cho toàn dân. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Trong khi các quy trình quản lý, phê duyệt đang được tiến hành, một số quốc gia châu Á bày tỏ hy vọng nhận được số lượng vaccine ban đầu mong muốn để sử dụng cho người dân trong nước. Về tiến trình, đơn cử một số nước trong khu vực châu Á có thể thấy:

Đối với Australia, quốc gia này đã đảm bảo sẽ mua khoảng 140 triệu liều vaccine COVID-19, bao gồm 53,8 triệu liều từ AstraZeneca, 51 triệu liều từ Novavax Inc, 10 triệu liều từ Pfizer và 25,5 triệu liều từ chương trình phân phối vaccine COVAX. Theo kế hoạch, nước này sẽ bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine vào tháng 3/2021.

Trong khi đó, Trung Quốc đã không công bố các hợp đồng cung cấp vaccine với các hãng dược phương Tây, thay vào đó, nước này hợp tác với các công ty tư nhân trong nước để cung cấp vaccine. Cụ thể, vaccine của AstraZeneca có thể sẽ được phê duyệt ở Trung Quốc vào giữa năm 2021 và đối tác phía Trung Quốc là Công ty sản xuất sản phẩm sinh học Shenzhen Kangtai thông tin, dự kiến năng lực sản xuất hằng năm có thể đạt đến ít nhất 100 triệu liều cho đến cuối năm nay.

Tại Nhật Bản, nước này đã có thỏa thuận mua 120 triệu liều từ hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech trong nửa đầu năm tới và 120 triệu liều của AstraZeneca, với 30 triệu liều đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào tháng 3/2021. Ngoài ra, Nhật Bản cũng mua thêm 250 triệu liều vaccine COVID-19 từ Novavax.

Chưa dừng lại ở đó, hiện Nhật Bản cũng có các cuộc đối thoại, thảo luận với Johnson & Johnson và có thỏa thuận với tập đoàn Shionogi & Co., Ltd. Các chuyên gia cho biết các nhà sản xuất vaccine sẽ cần phải tiến hành ít nhất là thử nghiệm giai đoạn I và giai đoạn II tại Nhật Bản trước khi được phê duyệt sử dụng.

Cũng trong khu vực, Hàn Quốc có giao dịch mua 20 triệu liều vaccine cho mỗi hãng dược, bao gồm AstraZeneca, Pfizer và Moderna, thêm 4 triệu liều từ Johnson & Johnson, đủ để sử dụng cho 34 triệu người dân nước này. Khoảng 10 triệu liều bổ sung sẽ được cung cấp qua COVAX. Việc tiêm chủng có thể bắt đầu vào quý II/2021 để có thời gian quan sát các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Đài Loan đặt mục tiêu ban đầu sẽ đảm bảo cung cấp khoảng 15 triệu liều vaccine, tất cả đều được thông qua chương trình COVAX và mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Đài Loan hy vọng có thể tiến hành tiêm chủng vào quý I/2021.

Pfizer cũng sẽ cung cấp lô hàng đầu tiên chứa 1 triệu liều vaccine cho Philippines vào quý đầu tiên năm 2021.

Ở Việt Nam, lượng vaccine cung cấp thông qua COVAX sẽ chỉ dùng cho khoảng 20% dân số. Hiện Bộ Y tế và Học viện Quân y đang chính thức khởi động sử dụng thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 với vaccine Nanocovax trên người. Đây là sản phẩm do công ty của Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Nếu suôn sẻ, đến năm 2021, Việt Nam sẽ có vaccine nội địa...

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top