Thế giới

Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt

ClockThứ Tư, 24/02/2021 21:26
TTH - Tạp chí Bloomberg ngày 24/2 có bài viết cho hay, thời tiết giá rét kỷ lục tác động đến một số nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ, và điều này đang được cảm nhận trên Thái Bình Dương ở châu Á, nơi các nhà sản xuất nhựa đang phải đối mặt với mức giá của các nguyên liệu chính tăng cao.

Nhà máy lọc dầu thuộc Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Exxon Mobil ở tiểu bang Texas, Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN

Được biết, Mỹ là nhà cung cấp lớn đối với naphtha và propane cho khu vực châu Á, đây là loại nguyên liệu được chuyển thành hóa dầu, dùng để sản xuất hàng loạt sản phẩm từ khẩu trang y tế đến các chi tiết nội thất xe ô tô. Trong khi các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang dần khởi động lại, có vẻ như đây là một quá trình phải mất thời gian đến vài tuần.

Theo Bloomberg, giá naphtha ở Nhật Bản đã tăng khoảng 8% kể từ ngày 11/2, và ở trong tình trạng bù hoãn bán (khi giá giao ngay của một tài sản cơ sở cao hơn giá đang được giao dịch tại thị trường tương lai) sâu nhất trong một năm, đây là một cấu trúc thị trường cho thấy tình trạng nguồn cung thắt chặt.

Tác động của đợt giá rét kỷ lục ở Mỹ đang lan tỏa qua các chuỗi cung ứng năng lượng theo những cách khác nhau. Các nhà sản xuất nhựa trong khu vực châu Á bao gồm Tập đoàn Hóa dầu Formosa, LG Chem Ltd, và Lotte Chemicals Corp đang phải đối mặt với chi phí cao hơn.

Ông Armaan Ashraf, một nhà phân tích tại Công ty tư vấn năng lượng FGE nhận định, châu Á cần khoảng 2,5 triệu tấn naphtha từ Mỹ và châu Âu trong cả tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, theo ước tính của Công ty phân tích Vortexa, Mỹ dự báo sẽ chỉ gửi 910.000 tấn sang khu vực này trong tháng 2 này, giảm so với mức 1,2 triệu tấn được báo cáo trong tháng 1 vừa qua.

Bên cạnh đó, một xu hướng tương tự cũng đang xảy ra với propane. Theo Vortexa, cho đến nay trong tháng 2, xuất khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của Mỹ sang khu vực châu Á chỉ ở mức dưới 1,1 triệu tấn, giảm so với mức 2,6 triệu tấn vào tháng 1.

Giá nguyên liệu tăng vọt đang tác động đến các nhà nhập khẩu ở khu vực châu Á, bao gồm Tập đoàn Hóa dầu Formosa của Đài Loan, và các công ty hóa chất LG Chem Ltd và Lotte Chemicals Corp của Hàn Quốc, cũng như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Reliance của Ấn Độ.

Giá có thể hạ nhiệt một khi lượng khí dầu mỏ hóa lỏng tồn đọng bắt đầu được giải phóng vào tháng 4; tuy nhiên, nhu cầu cao hơn so với bình thường do thời tiết lạnh giá có thể giữ mức giá chuẩn không thay đổi, các thương nhân nhận định. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu và giá naphtha cao hơn, nhà phân tích Armaan Ashraf lưu ý thêm.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, đợt giá rét kỷ lục ở Mỹ đã cướp đi ít nhất 58 sinh mạng trong tuần qua, và con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng.

THANH NGÂN

(Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất

Hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi công việc có thể có tác động lớn đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc tổng thể. Trong khi công việc có thể gây thêm căng thẳng, buồn bã và tức giận cho cuộc sống, một số người cũng tìm thấy sự thỏa mãn, mục tiêu và hạnh phúc thông qua công việc.

Việt Nam dẫn đầu top 10 quốc gia châu Á, nơi người lao động phát triển nhất
Cơn sốt vàng bao trùm châu Á dù giá gần mức cao kỷ lục

Theo Hãng Thông tấn Reuters ngày 12/6, nhu cầu vàng ở châu Á đang tăng cao bất chấp giá dao động gần mức cao kỷ lục từng được ghi nhận trong tháng 5 năm nay, khi người mua lựa chọn vàng để phòng ngừa sự bất ổn về kinh tế và địa chính trị.

Cơn sốt vàng bao trùm châu Á dù giá gần mức cao kỷ lục
Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế số

Các nền kinh tế kỹ thuật số hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong cả công nghệ hiện tại và tương lai. Có thể thấy, sự ra đời của kết nối cáp quang và trung tâm dữ liệu đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng kỹ thuật số, cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho kết nối Internet và các dịch vụ đám mây, cho phép doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời đại kỹ thuật số.

Châu Á - Thái Bình Dương Cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho AI là nền tảng của kinh tế số
InsidersMonkey: Kiến trúc Thái Lan đẹp thứ 2 châu Á

Trang InsidersMonkey của Mỹ mới đây vừa công bố danh sách “10 quốc gia có kiến trúc đẹp nhất ở châu Á” năm 2024, trong đó Thái Lan đứng ở vị trí thứ 2, chỉ sau Trung Quốc. Các vị trí tiếp theo trong top 5 lần lượt thuộc về Nhật Bản, Malaysia và Ấn Độ.

InsidersMonkey Kiến trúc Thái Lan đẹp thứ 2 châu Á
Return to top