Thế giới

Nông nghiệp châu Á 'cầu cứu' công nghệ

ClockThứ Năm, 28/11/2019 15:46
Bộ mặt của nông nghiệp và thủy sản châu Á đang dần thay đổi nhờ công nghệ, trong bối cảnh nguồn lao động giá rẻ dồi dào ngày càng suy giảm.

Châu Á – Thái Bình Dương phải đầu tư vào nông nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển bền vữngNhiều quốc gia châu Á bị côn trùng gây hại trong nông nghiệpASEAN tập trung phát triển nông lâm nghiệpFAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăng

Trang trại nuôi heo sử dụng AI của CP Foods - Ảnh: Nikkei Asian Review

Theo báo Nikkei Asian Review của Nhật, lương tăng ở nhiều ngành công nghiệp đang hút mất nguồn lao động từ những ngành nghề truyền thống, đặc biệt là tại các quốc gia Đông Nam Á. 

Chẳng hạn, các bể nuôi tôm tự lọc nước hay các trang trại được quản lý bằng trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động nông nghiệp ở khu vực châu Á.

Nhân công khan hiếm

Châu Á là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cung cấp gần một nửa lượng thịt heo cho thế giới. 

Trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan lại đóng góp 1/5 lượng thịt gà trên toàn cầu. Hơn ½ lượng tôm xuất khẩu cũng đến từ châu Á, theo Nikkei.

Dù vậy, khi các nền kinh tế tại châu Á càng phát triển, nguồn lao động dần tập trung về các nhóm ngành sản xuất và dịch vụ, thay vì nông nghiệp. Nikkei dẫn chứng rằng số nông dân Trung Quốc đã giảm 80 triệu người từ năm 2000 đến 2010. Đông Nam Á cũng có cùng xu hướng này.

Theo Ngân hàng MUFG của Nhật, lương trung bình theo tháng dành cho người lao động thông thường tại Bangkok (Thái Lan) đã tăng 71% trong vòng 1 thế kỷ, đạt 413 USD trong năm ngoái. Cùng lúc, con số này ở TP.HCM là 242 USD, tăng 150% trong cùng giai đoạn.

Những quốc gia nông nghiệp tại châu Á, cách làm nông truyền thống lại thường đòi hỏi nhiều sức người. 

Do đó, nông nghiệp và nghề cá thường thua xa các ngành sản xuất về sản lượng. Vì thế, hiện các tiến bộ về công nghệ kỹ thuật đang trở thành giải pháp cho 2 ngành nghề truyền thống này tại châu Á nói riêng, cũng như giúp ổn định chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu nói chung.

Giải pháp công nghệ

Charoen Pokphand Foods (CP Foods), công ty con của tập đoàn Thái Lan Charoen Pokphand, đã ra mắt trang trại nuôi heo được điều khiển bằng công nghệ AI tại tỉnh Nakhon Pathom hồi tháng 9 năm nay.

Khu vực này được CP Foods bảo mật nghiêm ngặt, không cho phép người không phận sự được vào trong. 

Đây là cách CP Foods ngăn người ngoài mang vi khuẩn từ đế giày của họ vào khu nuôi nhốt, từ đó có thể truy ra được nguồn bệnh nếu có dịch bùng nổ, nhằm phòng tránh trường hợp đáng tiếc của Trung Quốc. Dịch tả heo châu Phi đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng heo ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, hệ thống AI cũng giúp công ty theo dõi những cá thể ăn uống và vận động ít hơn trong đàn.

Hôm 25-11, Phòng Chiến lược và chính sách thương mại Thái Lan (TPSO) đã công bố ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) vào việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm nông sản, nhằm xây dựng lòng tin đối với khách hàng. 

Cơ quan này cho biết sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch trên ngay khi nhận được ngân sách cho năm tài chính 2020. Theo dự kiến ban đầu, công nghệ này sẽ được thử nghiệm với sản phẩm gạo hữu cơ.

Tại Trung Quốc, nhà sản xuất XAG đã phát triển các loại máy bay không người lái có thể sử dụng phân tích điều kiện địa lý và thời tiết để tối ưu hóa việc phun thuốc trừ sâu và bón phân. Hãng này cũng có khả năng sử dụng AI để xác định thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Tuy ứng dụng công nghệ đang là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề thiếu hụt lao động, giới chuyên gia cho rằng đây là giải pháp còn khá tốn kém đối với các nông hộ nhỏ lẻ. 

Bên cạnh đó, tầng lớp nông dân của châu Á cũng đang già hóa nhanh, khiến việc phổ cập công nghệ cho nhóm này trở nên khó khăn hơn.

Theo Nikkei, nếu mất đi lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, châu Á sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển, có công nghệ tiên tiến.

AI, blockchain được tin dùng

Theo Nikkei, để bù đắp cho sự thiếu hụt nhân công, các doanh nghiệp đang ứng dụng AI, máy bay không người lái (drone) và cả công nghệ blockchain nhằm giúp công việc làm nông trở nên thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top