Thế giới

PAHO: Số ca sốt xuất huyết tăng gần 50% ở châu Mỹ, gây ra “tình trạng khẩn cấp”

ClockThứ Bảy, 20/04/2024 14:40
TTH - Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) - một cơ quan của LHQ, mới đây cho biết đã xác nhận hơn 5,2 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trên khắp châu Mỹ trong năm nay, tăng hơn 48% so với 3,5 triệu trường hợp mà nhóm này báo cáo vào cuối tháng trước và cao hơn 2,5 lần so với mốc kỷ lục 2 triệu ca nhiễm được ghi nhận trong cả năm 2023.

Tử vong do sốt xuất huyết ở Peru tăng cao do biến đổi khí hậu thúc đẩy muỗi sinh sảnSốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

 Một bệnh nhân sốt xuất huyết tại Brazil được đưa tới trung tâm cấp cứu dã chiến. Ảnh: Linkedin

Dịch bệnh bùng phát đã buộc Puerto Rico, Peru và 9 trong số 26 bang của Brazil phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Từ đầu năm đến nay, hơn 1.800 người ở châu Mỹ đã chết vì sốt xuất huyết, tăng từ hơn 1.000 ca tử vong được báo cáo trong năm 2023.

Giám đốc PAHO Jarbas Barbosa cho biết: “Chúng tôi đang ở trong tình huống khẩn cấp. Đã có một số lượng lớn các ca mắc sốt xuất huyết trong năm nay, không chỉ ở Brazil mà còn ở Paraguay, Argentina và các quốc gia khác - thậm chí cả Uruguay và các khu vực vốn không có dịch sốt xuất huyết trong một thế kỷ qua”.

Các triệu chứng sốt xuất huyết bao gồm sốt, nhức đầu, nôn mửa, phát ban trên da cũng như đau cơ và khớp. Trong một số trường hợp, nó có thể gây sốt xuất huyết nặng hơn, dẫn đến chảy máu có thể dẫn đến tử vong.

Theo các nhà khoa học, sự gia tăng này một phần là do biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cao và lượng mưa nhiều hơn được xem là “nền tảng” cho sự bùng phát dịch sốt xuất huyết vì chúng tạo ra môi trường sinh sản hoàn hảo cho muỗi.

Trong một cuộc họp vào tháng trước, ông Barbosa nói rằng “sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và El Nino” là những yếu tố chính dẫn đến đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết trong năm nay.

Một nghiên cứu hồi tháng 3 đăng trên tạp chí Nature cho thấy tốc độ sinh sản của muỗi “bị ảnh hưởng mạnh mẽ” bởi nhiệt độ và lượng mưa vì muỗi sẽ chết khi thời tiết lạnh hơn và lượng mưa sẽ tạo thành các vũng nước cho muỗi đẻ trứng.

Được biết, số ca mắc sốt xuất huyết ở Bắc và Nam Mỹ đã tăng mạnh trong nhiều thập kỷ qua. Số ca sốt xuất huyết ở châu Mỹ trong những năm 2020 cao hơn khoảng 5 lần so với cuối những năm 1990.

Tuy vậy, thực tế cho thấy việc cung cấp vaccine sốt xuất huyết hiện tại là “rất hạn chế” và thậm chí việc tiêm chủng rộng rãi sẽ không có tác động ngay lập tức trong việc làm gián đoạn đợt bùng phát đang diễn ra.

“Vaccine sốt xuất huyết có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm các trường hợp tử vong nghiêm trọng, nhưng sẽ mất thời gian cho đến khi tác dụng của vaccine có thể được nhìn thấy qua việc làm giảm số ca sốt xuất huyết”, Giám đốc PAHO cho biết.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Ngày 29/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 ca sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong. Sốt xuất huyết (SXH) đã có ở các huyện, thị, thành phố, trong đó TP. Huế gần 340 ca bệnh, Quảng Điền hơn 50 ca, Hương Thủy gần 50 ca…

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Return to top