Thế giới

Peru trở thành quốc gia thứ 8 phê chuẩn hiệp định CPTPP

ClockThứ Năm, 22/07/2021 09:23
Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, chính phủ Peru sẽ thông báo cho các nước nước liên quan và hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất thông báo.

Thái Lan: Nhiều tranh luận về kế hoạch tham gia CPTPPAnh bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định CPTPPTận dụng cơ hội từ CPTPPViệt Nam-Canada nỗ lực khai thác hiệu quả CPTPP thời hậu COVID-19

Tổng thống Peru Francisco Sagasti ký thông qua Hiệp định CPTPP. Nguồn: andina.pe

Ngày 21/7, truyền thông Peru cho biết Quốc hội nước này đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 97 phiếu thuận, qua đó đưa quốc gia Nam Mỹ này trở thành nước thứ 8 phê chuẩn văn kiện này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng các thỏa thuận hợp tác với các thành viên khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại thương và Du lịch Peru Claudia Cornejo đánh giá việc phê chuẩn Hiệp định có ý nghĩa chiến lược, cho phép các doanh nghiệp nước này tiếp cận thị trường của 11 nước thành viên tham gia ký kết CPTPP với tổng dân số trên 500 triệu người, chiếm 13,5% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Theo bà Cornejo, hiệp định thương mại đa phương thế hệ mới này bao gồm cả một số chương đặc biệt liên quan tới hợp tác và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu, lao động và các vấn đề môi trường.

Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, chính phủ Peru sẽ sớm hoàn thành bước tiếp theo là thông báo cho các nước nước liên quan và hiệp định sẽ chính thức có hiệu lực tại Peru trong vòng 60 ngày sau khi hoàn tất thông báo đó.

CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ký kết ngày 8/3/2018 với 11 nước thành viên tham gia là Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapur và Việt Nam.

Hiệp định này chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.

Đối với Việt Nam, hiệp định này có hiệu lực từ ngày 14/1/2019./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top