Thế giới

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

ClockThứ Tư, 22/02/2023 10:44
TTH.VN - Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.

Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTAASEAN là động lực cho sự thành công của RCEPHiệp định RCEP đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầuHiệp định RCEP sẽ được phê chuẩn hoàn toàn trong tương lai gầnRCEP đặt nền tảng cho thương mại đôi bên cùng có lợi

Philippines phê duyệt hiệp định RCEP với hy vọng thúc đẩy tăng việc làm, thu hút đầu tư. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, Thượng viện nước này đã bỏ phiếu vào tối 21/2 để phê chuẩn hiệp định, trong đó RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Philippines là quốc gia cuối cùng phê chuẩn RCEP - hiệp ước vốn có hiệu lực từ tháng 1/2022.

Hiệp định thương mại này, được xây dựng dựa trên các thỏa thuận song phương hiện có của ASEAN với các đối tác thương mại tự do, cắt giảm thuế quan đối với khoảng 92% hàng hóa được giao dịch giữa các quốc gia thành viên. Ngoài ra, nó cũng cung cấp khả năng ưu đãi tiếp cận thị trường cho các sản phẩm cụ thể và thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực.

Được biết, RCEP bao trùm một khu vực có khoảng 2,1 tỷ dân và chiếm khoảng 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, tương đương khoảng 26 nghìn tỷ USD.

Tổng thống Philippines Ferdinant Marcos Jr ủng hộ RCEP, được người tiền nhiệm là Cựu Tổng thống Rodrigo Duterte phê chuẩn vào tháng 9/2021, nhưng vẫn cần sự đồng ý của 2/3 Thượng viện.

Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã trải qua 8 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ bị ảnh hưởng bởi lạm phát tăng vọt và sự xuất hiện của nhiều cuộc khủng hoảng nông nghiệp. Do đó, ông coi hiệp định thương mại RCEP là một nước cờ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách mở thêm thị trường cho Philippines và giúp thu hút đầu tư.

Theo kết quả bỏ phiếu, 20/24 thượng nghĩ sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ phê duyệt hiệp định, 1 phiếu trống và 1 phiếu trắng. 2 người không bỏ phiếu.

Đối mặt với sự phản đối của những người bỏ phiếu chống, cùng với ý kiến trái chiều của các nhóm nông dân, Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Miguel Zubiri tự tin, hiệp định thương mại tự do có thể giúp nước này tạo ra 1,4 triệu việc làm vào năm 2031.

“Hiện tại, chúng ta có thể thấy các nước láng giềng gặt hái lợi ích như thế nào khi tham gia hiệp định. Tôi tin tưởng rằng, chúng ta đã lựa chọn đúng khi cuối cùng cũng phê chuẩn hiệp định RCEP. Điều này sẽ đặt đất nước chúng ta vào vị trí bình đẳng với các nước láng giềng khi xét về mặt luật lệ và chính sách. Chúng ta sẽ ngăn chặn sự chuyển hướng thương mại và tạo cơ hội công bằng cho các ngành công nghiệp của mình có thể cạnh tranh thực sự”.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straistimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada

Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada được kỳ vọng sẽ góp phần giới thiệu hình ảnh, tiềm năng của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế; đồng thời thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại của các đối tác Mỹ và Canada vào Thừa Thiên Huế.

Quảng bá hình ảnh, tiềm năng địa phương tại Hoa Kỳ và Canada
Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top