Thế giới
Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới:

Ra mắt sáng kiến ​​giúp các thành phố châu Á đạt mục tiêu về khí hậu

ClockThứ Tư, 03/08/2022 09:46
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra một sáng kiến ​​mới nhằm cung cấp hỗ trợ tư vấn trực tiếp, giúp các thành phố trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt được các mục tiêu thích ứng với khí hậu, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị.

Sóng nhiệt bủa vây Âu - ÁBiến đổi khí hậu – mối đe dọa an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình DươngBiến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại 4% GDP toàn cầu

Các đại biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới (WCS) lần thứ 8. Ảnh minh họa: TTXVN

Sáng kiến ​​“Xây dựng các thành phố có thể đầu tư” được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh các thành phố thế giới (WCS) lần thứ 8, đang diễn ra từ ngày 31/7 - 3/8 ở Singapore. Trong đó, sáng kiến sẽ cung cấp sự hỗ trợ tư vấn thực hành và các nguồn lực nâng cao năng lực cho 20 thành phố ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu.

Sáng kiến ​​này cũng sẽ hỗ trợ các thành phố đối tác trong việc lồng ghép sự linh hoạt với khí hậu vào chính sách và dự án của các thành phố, phát triển chiến lược huy động nguồn lực địa phương, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của khu vực tư nhân.

Theo ADB, đô thị hóa là một động lực mạnh mẽ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; và đến năm 2030, khu vực này sẽ có gần 200 thành phố, với mỗi thành phố sẽ có hơn 1 triệu người dân. Các thành phố là động cơ của tăng trưởng toàn cầu, tạo ra 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các thành phố cũng tạo ra gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và 50% lượng rác thải của thế giới.

Với 6 trong số 10 quốc gia dễ bị tổn thương hàng đầu trên thế giới nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người nghèo đô thị đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.

Qua đó, ông Ashok Lavasa, Phó Chủ tịch chuyên trách nghiệp vụ Khu vực tư nhân và Quan hệ đối tác công-tư của ADB cho rằng: “Các thành phố là tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, đặc biệt là khi thế giới đang hướng đến phục hồi và xây dựng lại sau đại dịch COVID-19... Sáng kiến ​​“Xây dựng các thành phố có thể đầu tư” sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn thực tế và từ đầu đến cuối cho các nhà hoạch định chính sách, cho phép họ tiếp cận trực tiếp chuyên môn và tài chính của ADB”.

ADB cho biết thêm, hợp tác với các thành phố Makassar (Indonesia), Penang (Malaysia); Tbilisi (Georgia), và Ulaanbaatar (Mông Cổ) đang được tiến hành. Mỗi thành phố trong số những thành phố này đang tìm kiếm những giải pháp “đi tắt, đón đầu”, nhằm giúp họ khử carbon trong lưới điện, làm xanh môi trường xây dựng, cải thiện hoạt động đi lại trong đô thị bao gồm thông qua xe điện, chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, bảo tồn nước, và tăng cường cung cấp dịch vụ đô thị, cũng như quản lý tài sản thông qua quy hoạch và đầu tư thông minh, bao trùm.

“Các thành phố không thể tiếp tục theo cách tiếp cận thông thường, nếu họ mong muốn đạt được các mục tiêu về khí hậu... Sáng kiến ​​mới sẽ giúp các thành phố lồng ghép khí hậu vào quá trình hoạch định chính sách đô thị của họ, bằng cách tận dụng chuyên môn về khí hậu, đô thị và quản trị của ADB, và bằng cách huy động các quan hệ đối tác về chuyển giao kiến ​​thức và nâng cao năng lực”, Tổng Giám đốc Bộ phận Phát triển Bền vững và Biến đổi Khí hậu của ADB, ông Bruno Carrasco lưu ý.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ADB đã ước tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cần huy động gần 1,7 nghìn tỷ USD mỗi năm để thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng, trong đó 200 tỷ USD đến từ khu vực tư nhân.

Theo Trưởng Văn phòng Đối tác Công-Tư của ADB, bà F. Cleo Kawawaki, đại dịch COVID-19 nhấn mạnh sự cấp thiết của việc chuẩn bị cho các thành phố để tận dụng sự đổi mới sáng tạo, tính hiệu quả và tài chính của khu vực tư nhân nhằm thu hẹp khoảng cách khổng lồ về cơ sở hạ tầng, yếu tố làm ngăn cản các thành phố đạt được tiềm năng kinh tế.

Từ đó, bà F. Cleo Kawawaki nhấn mạnh: “Cải thiện khả năng huy động nguồn lực địa phương và chất lượng tài chính của các thành phố là trọng tâm để thu hút khu vực tư nhân và tài chính khí hậu cho một tương lai xanh hơn, linh hoạt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống ở các thành phố”.

Lê Thảo (Lược dịch từ adb.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top