Thế giới

S&P Global: Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong vài năm tới

ClockThứ Bảy, 02/12/2023 08:00
TTH.VN - S&P Global chỉ ra rằng, khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, động lực tăng trưởng chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chuyển từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này sang Nam Á và Đông Nam Á. Trong đó, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến tăng trưởng trong 3 năm tới, dẫn đàu tăng trưởng trong khu vực.

Sự chững lại của Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của Đông Nam ÁOECD: Nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2024ASEAN có thể đối mặt với năm 2024 “nhiều mây” vì lo lắng về xuất khẩuThái Lan: Tăng trưởng GDP quý III thấp hơn dự báoNền kinh tế thế giới sẽ hoạt động tốt hơn dự kiến vào năm 2024

Ấn Độ sẽ dẫn đầu tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là động lực thúc đẩy tăng trưởng cho khu vực. Ảnh minh hoạ: Xinhua/Báo Lao động 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global cho biết trong một báo cáo riêng rằng GDP của Ấn Độ cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024 được dự đoán sẽ đạt 6,4%, cao hơn mức dự báo đưa ra trước đó là 6%.

Sự thay đổi này được cho là do sự gia tăng về tiêu dùng nội địa của Ấn Độ đã hỗ trợ cân bằng lạm phát lương thực cao và hoạt động xuất khẩu kém.

Tương tự, các thị trường mới nổi khác như Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến sẽ có mức tăng trưởng GDP tích cực trong năm nay và năm tới nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Trong khi đó, S&P đã hạ triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ trong năm tài chính 2025 xuống còn 6,5%, tức giảm so với dự đoán đưa ra trước đó là 6,9%. Song đến năm 2026, GDP của nước này có thể sẽ tăng lên và chạm ngưỡng 7%.

Để so sánh, tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt 5,4% vào năm 2023, cao hơn 0,6% so với dự báo trước đó đưa ra bởi S&P, trong khi tăng trưởng vào năm 2024 của nền kinh tế này dự kiến sẽ là 4,6%, cao hơn dự báo trước đó ở ngưỡng 4,4%.

S&P thông tin, tình trạng bất ổn trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối đe doạ đối với nền kinh tế nước này.

Eunice Tan, Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tín dụng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại S&P Global cho biết: “Nhu cầu về bất động sản mới vẫn mờ nhạt, ảnh hưởng đến dòng tiền và doanh số bán đất của các nhà phát triển”.

Trong một diễn biến có liên quan, bất chấp sự lạc quan mà S&P đã dự đoán cho châu Á - Thái Bình Dương, những cú sốc năng lượng từ xung đột giữa Israel và Palestine và nguy cơ nền kinh tế Mỹ “hạ cánh cứng” đã khiến tổ chức xếp hạng tín dụng này hạ dự báo cho khu vực (trừ Trung Quốc) vào năm 2024 xuống còn 4,2%, giảm nhẹ so với mức 4,4% trong dự báo đưa ra trước đó.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top