Thế giới
Ngân hàng Goldman Sachs:

Nền kinh tế thế giới sẽ hoạt động tốt hơn dự kiến vào năm 2024

ClockThứ Tư, 15/11/2023 11:01
TTH.VN - Nhờ tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ và niềm tin rằng giai đoạn tăng lãi suất tồi tệ nhất đã qua, ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất so với kỳ vọng vào năm 2024.

Dự báo các nền kinh tế thành viên APEC sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sauIMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 và 2024Citigroup: Châu Á là điểm sáng cho tăng trưởng kinh tếIMF: Châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tăng trưởng đúng hướng Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng “vừa phải” trong quý III/2023

Nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng tốt hơn dự kiến, khi phần lớn lực cản từ các chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ đã qua. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN/Báo Tin tức

Cụ thể, ngân hàng Goldman Sachs dự đoán nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm chạm mốc 2,6% vào năm 2024, cao hơn dự báo đã được đưa ra trước đó ở mức 2,1%. Trong đó, một lần nữa Mỹ dự kiến sẽ vượt xa các thị trường phát triển khác với mức tăng trưởng ước tính là 2,1%.

Ngoài ra, Golman Sachs cũng tin rằng phần lớn lực cản từ các chính sách thắt chặt tài chính và tiền tệ đã qua.

Để hạn chế lạm phát gia tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3/2022, khi lạm phát leo lên mức cao nhất trong vòng 40 năm.

Goldman cho biết thêm, các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường phát triển khó có thể cắt giảm lãi suất trước nửa cuối năm 2024, trừ khi tăng trưởng kinh tế yếu hơn ước tính.

Ngân hàng cũng lưu ý, lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trên khắp các nền kinh tế G10 và thị trường mới nổi.

Cụ thể, báo cáo của Goldman Sachs cho biết, các nhà kinh tế của ngân hàng dự báo lạm phát năm nay sẽ tiếp tục giảm vào năm 2024: Lạm phát lõi tuần tự được dự đoán sẽ giảm từ 3% ở hiện tại xuống mức trung bình từ 2% - 2,5% ở 10 quốc gia phát triển (trừ Nhật Bản).

Hoạt động của nhà máy toàn cầu

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs kỳ vọng, hoạt động của nhà máy trên toàn cầu sẽ phục hồi sau đợt sụt giảm gần đây, khi những cơn gió ngược sắp tan biến trong năm nay.

Được biết, ngân hàng lưu ý rằng hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đè nặng bởi sự phục hồi yếu hơn dự kiến của ngành sản xuất ở Trung Quốc và tác động tiêu cực từ khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, cũng như chu kỳ tồn kho đã phải điều chỉnh do xây dựng quá mức vào năm ngoái.

Sản xuất toàn cầu đã sụt giảm trong phần lớn thời gian của năm. Điều này được thể hiện rõ nhất khi thước đo hoạt động sản xuất trên toàn thế giới của S&P Global chỉ đạt 49,1 trong tháng 9. Trong đó, chỉ số dưới 50 cho thấy hoạt động đang co lại. Ngoài ra, chỉ số PMI của Trung Quốc thực hiện bởi Caixin/S&P Global cho thấy đã giảm từ mức 50,6 trong tháng 9 xuống còn 49,5 trong tháng 10, qua đó đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ tháng 7 vừa qua.

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs nhận định, so với tốc độ chậm lại vào năm 2023, hoạt động sản xuất sẽ phục hồi phần nào vào năm 2024, đặc biệt là khi “mô hình chi tiêu bình thường hoá, hoạt động sản xuất sử dụng nhiều khí đốt ở châu Âu chạm đáy và tỷ lệ hàng tồn kho trên GDP ổn định”.

Các nền kinh tế lớn sẽ tránh được suy thoái

Cần phải ghi nhận rằng, thu nhập thực tế tăng cũng góp phần vào triển vọng tăng trưởng tích cực được ngân hàng Goldman Sachs đưa ra.

Cụ thể, trong một thông cáo dựa trên báo cáo của ngân hàng, Goldman Sachs ghi rõ: “Các nhà kinh tế của chúng tôi đã đưa ra dự đoán về triển vọng tích cực của tăng trưởng thu nhập khả dụng thực tế tại thời điểm lạm phát thấp hơn nhiều và thị trường lao động vẫn mạnh”.

Mặc dù họ vẫn giữ quan điểm rằng tăng trưởng thu nhập thực tế của Mỹ sẽ chậm lại so với tốc độ mạnh mẽ chạm mốc 4% vào năm 2023, nhưng nó vẫn được cho là sẽ hỗ trợ tiêu dùng và tăng trưởng GDP ít nhất 2%.

Rủi ro suy thoái ở Mỹ có thể sẽ chỉ ở mức hạn chế và xác suất suy thoái ở nền kinh tế này có thể sẽ rơi vào khoảng 15%. Điều này có được một phần là nhờ vào tăng trưởng thu nhập khả dụng thực tế.

Được biết vào tháng 9, ngân hàng đã cắt giảm dự báo suy thoái kinh tế của Mỹ từ 20% xuống còn 15% trên cơ sở lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động kiên cường.

Trong khi việc tăng lãi suất và chính sách tài khoá vẫn sẽ tiếp tục đè nặng lên sự tăng trưởng của các nền kinh tế G10, giới chuyên gia tin tưởng “lực cản” tồi tệ nhất đã qua. Các nhà kinh tế cũng lưu ý rằng, cả khu vực đồng Euro và Vương quốc Anh dự kiến sẽ có sự tăng tốc đáng kể về tăng trưởng thu nhập thực tế, có thể sẽ lên khoảng 2% vào cuối năm 2024, khi cú sốc về khí đốt sau cuộc khủng hoảng về xung đột giữa Nga và Ukraine giảm dần.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top