Thế giới

Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu châu Á

ClockThứ Hai, 28/06/2021 15:11
TTH.VN - Theo thông tin mới trên trang CNBC, Singapore muốn trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu ở châu Á. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.

Bùng nổ thương mại điện tử ở ASEAN: Cơ hội cho các doanh nghiệp Ấn ĐộĐang thúc đẩy cuộc cách mạng thương mại điện tửTrạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SMEBán hàng kỹ thuật số: Cơ hội cho giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp Đông Nam ÁTái khởi động thương mại Vương Quốc Anh - ASEAN

Singapore đặt mục tiêu trở thành trung tâm thương mại điện tử hàng đầu châu Á. Ảnh minh họa: Getty/Dân trí

Thiếu hụt nhân tài trong ngành

Khi đại dịch COVID-19 tái định hình hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới, số người tham gia môi trường mua sắm trực tuyến và nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á lại tăng lên đáng kể.

“Thương mại điện tử ở Đông Nam Á đang tăng mạnh. Nhưng điều khiến Singapore trở nên khác biệt là chính sách và sáng kiến của nước này tạo thuận lợi cho môi trường cho ngành công nghiệp kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số phát triển mạnh”, Ben King – Giám đốc tại Google Singapore cho hay.

Tuy nhiên, Singapore phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực kỹ thuật số - điều quan trọng đối với tham vọng trở thành gương mặt nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu.

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Singapore đã hợp tác với Google theo sáng kiến Skills Ignition SG để cung cấp đào tạo việc làm cho những người đang tìm kiếm việc làm về kỹ thuật số.

Ông Ben King chia sẻ: “Một thách thức mà chúng tôi nhìn thấy trong việc thực hiện hóa tầm nhìn Singapore để biến nước này thực sự trở thành một trung tâm thương mại điện tử khu vực có ý nghĩa và tiên tiến hơn chính là phát triển nhân tài. Vấn đề mà chúng ta nhìn thấy không nhất thiết là việc làm, mà đó là kỹ năng. Hiện có một nhu cầu cấp thiết để giúp lực lượng lao động xây dựng các kỹ năng kỹ thuật số để đảm bảo họ có thể đảm nhận những công việc này”.

Trong khi đó, gã khồng lồ công nghệ Mỹ - Google cũng tập trung giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Thay đổi xu hướng của người tiêu dùng

Bất chấp những cơn gió ngược của đại dịch, việc sử dụng Internet trên khắp Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng.

Theo báo cáo phân tích nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, khoảng 40 triệu người dùng mới trong khu vực đã tham gia sử dụng Internet trong năm 2020. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng đại dịch đã mang lại sự bùng nổ to lớn và vĩnh viễn về áp dụng kỹ thuật số.

Khoảng 36%, tức cứ 3 người dùng dịch vụ kỹ thuật số sẽ có hơn 1 người chưa quen với các dịch vụ trực tuyến. Trong số đó, 90% có ý định tiếp tục sử dụng những dịch vụ này ngay cả sau đại dịch.

Selena ling, người đứng đầu bộ phận chiến lược và kho bạc của Ngân hàng OCBC tại Singapore cho biết, để Singapore có thể tận dụng những xu hướng này, cần kết hợp một số yếu tố với nhau để thúc đẩy tăng trưởng.

Cụ thể, Singapore cần có một lớp dân số am hiểu về Internet, mức độ thâm nhập dữ liệu di động cao và kết nối di động chất lượng với giá cả phải chăng.

Là một phần trong chiến lược thương mại điện tử của Singapore, chính phủ có kế hoạch triển khai hai mạng 5G trên toàn thành phố vào năm 2025. Mạng 5G là thế hệ kết nối Internet di động tiếp theo, hứa hẹn có tốc độ truyền tải và kết nối nhanh hơn. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), chúng sẽ tạo nên “xương sống” cho nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore và nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng để quản lý mạng lưới kinh doanh với các đơn hàng trải rộng khắp trên toàn thế giới.

Được biết, 3 trụ cột chính của một quốc gia thông minh là có một nền kinh tế kỹ thuật số, một chính phủ số và xã hội số. Vì vậy, cần có đủ 3 yếu tố này để có một chiến lược thương mại điện tử thành công.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Return to top