Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Âu tăng gấp đôi trong 5 tuần

ClockThứ Hai, 02/11/2020 14:39
TTH.VN - Theo một thống kê do Hãng Thông tấn Reuters công bố ngày hôm nay (2/11), số ca nhiễm COVID-19 mới ở châu Âu đã tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần, khiến khu vực này vượt mốc 10 triệu ca nhiễm.

Hơn 46 triệu ca mắc Covid-19 trên toàn cầu, châu Âu lao đaoChâu Âu hành động khẩn cấp khi đại dịch diễn biến nghiêm trọng

Người dân ở thủ đô London, Anh đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Chỉ trong tháng trước, cả châu Mỹ Latinh và châu Á đều báo cáo tổng số hơn 10 triệu ca nhiễm. Chỉ riêng Hoa Kỳ đã có hơn 9 triệu ca bệnh với tốc độ bùng phát nhanh chóng.

Theo một phân tích của Reuters, trong khi châu Âu trải qua gần 9 tháng để ghi nhận 5 triệu ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, thì 5 triệu ca nhiễm sau đó đã được báo cáo chỉ trong hơn một tháng.

Với 10% dân số của thế giới, khu vực châu Âu chiếm khoảng 22% trong tổng số 46,3 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu. Và với hơn 269.000 người tử vong, khu vực này chiếm khoảng 23% trên tổng số gần 1,2 triệu người tử vong vì COVID-19 trên thế giới.

Trong bối cảnh số ca nhiễm bệnh gia tăng, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đã tuyên bố các biện pháp phong toả trên toàn quốc trong ít nhất một tháng tới, gần như nghiêm ngặt như những biện pháp hạn chế đã được áp dụng hồi tháng 3 và tháng 4. Bồ Đào Nha cũng áp đặt lệnh phong toả một phần, trong khi Tây Ban Nha và Italy đang thắt chặt các biện pháp hạn chế.

Cũng theo phân tích của Reuters, khu vực châu Âu đã báo cáo hơn 1,6 triệu ca nhiễm COVID-19 mới trong 7 ngày qua, gần một nửa trong số 3,3 triệu ca nhiễm được báo cáo trên toàn thế giới, với hơn 16.100 trường hợp tử vong, tăng 44% so với một tuần trước đó.

Đáng chú ý, cứ 10.000 người ở châu Âu thì có hơn 127 trường hợp nhiễm COVID-19 và khoảng 4 người tử vong. Tại Hoa Kỳ, đã có 278 trường hợp nhiễm COVID-19 và 7 trường hợp tử vong do dịch bệnh này trên mỗi 10.000 cư dân.

Trong khu vực châu Âu, Đông Âu có gần 1/3 tổng số ca nhiễm COVID-19 được báo cáo, đánh dấu số ca bệnh cao nhất; trong khi đó, Nam Âu dẫn đầu về số ca tử vong với khoảng 32% tổng số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở châu Âu.

Nga là quốc gia Đông Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 1,6 triệu ca nhiễm COVID-19. Trước đó vào ngày 28/10, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết, các giường bệnh đã hoạt động ở mức 90% công suất tại 16 khu vực của quốc gia này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top