Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt ngưỡng 3 triệu ca

ClockThứ Ba, 28/04/2020 08:05
TTH.VN - Theo thống kê trên trang Worldometers, tính đến 3h sáng 28/4 theo giờ Việt Nam, số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 3 triệu ca, trong khi hơn 211 ngàn ca tử vong.

Bộ trưởng y tế nhóm G20 thừa nhận thiếu sót trong hệ thống y tế toàn cầuHơn 22.000 nhân viên y tế toàn cầu mắc Covid-194 ưu tiên đối với chiến lược chống lại đại dịch toàn cầu

Một người dân ở Hà Lan được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Trong đó, theo một thống kê của Hãng thông tấn Reuters, Hoa Kỳ ghi nhận gần 1 triệu trường hợp nhiễm bệnh. Con số được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đang thực hiện các bước để nới lỏng biện pháp phong toả, đã khiến thế giới rơi vào tình trạng “đóng cửa” trong 8 tuần qua.

41 trường hợp đầu tiên nhiễm chủng mới của virus corona (SAR-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã được xác nhận tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 10/1. 3 triệu ca nhiễm được xác nhận trong vòng chưa đầy 4 tháng là tương đương về số lượng với khoảng 3-5 triệu trường hợp mắc bệnh nặng do cúm mùa trên thế giới mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay.

Trung bình 82.000 trường hợp đã được báo cáo mỗi ngày trong tuần vừa qua. Trong đó, có hơn 1/4 tổng số các ca nhiễm được ghi nhận ở Mỹ, và hơn 43% ở khu vực châu Âu.

Số người tử vong do virus SAR-CoV-2 ở mức hơn 211.000 người, đồng nghĩa rằng, cứ 7 trường hợp thì có gần 1 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh đã tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong thực sự có khả năng thấp hơn đáng kể, bởi thống kê các ca nhiễm bệnh không bao gồm nhiều trường hợp mắc bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng và không được xác nhận.

Một số quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở khu vực châu Âu, bao gồm Italy, Pháp và Tây Ban Nha, đã ghi nhận sự sụt giảm về số lượng các ca bệnh hàng ngày trong những tuần gần đây, nhưng vẫn ghi nhận 2.000-5.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong tuần vừa qua.

Tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 đã tăng 2,5% vào ngày 26/4, tỷ lệ hàng ngày thấp nhất trong gần 2 tháng, và giảm từ mức cao nhất vào cuối tháng 3, khi tổng số các ca nhiễm tăng hơn 10% một ngày. Đáng chú ý, Hoa Kỳ đã báo cáo trung bình hơn 30.000 ca nhiễm mới mỗi ngày trong tuần qua.

Tạm thời mở cửa trở lại

Italy cho biết, họ sẽ cho phép một số nhà máy mở cửa trở lại vào ngày 4/5; trong khi đó, Tây Ban Nha nới lỏng các biện pháp phong toả vào ngày 26/4, và cho phép trẻ em đi ra ngoài dưới sự giám sát.

Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng trở lại hoạt động trong bối cảnh các dự báo cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp có thể đạt lên đến 16% trong tháng 4.

Khu vực châu Á chỉ chiếm dưới 7% tổng số các trường hợp nhiễm bệnh. Những quốc gia khác trong khu vực châu Á đang tìm cách kiểm soát dịch bệnh, bao gồm Hàn Quốc, nơi đã báo cáo khoảng 10 trường hợp mỗi ngày trong tuần qua, giảm từ mức đỉnh điểm hơn 1.000 trường hợp vào hồi tháng 2.

Tại Trung Quốc, nơi virus SAR-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên, các quan chức đã báo cáo chỉ có 3 ca nhiễm mới vào ngày 26/4, và tuyên bố tất cả các bệnh nhân ở thành phố Vũ Hán, “tâm chấn” ban đầu của dịch bệnh, hiện đã được xuất viện.

Đáng chú ý, số trường hợp nhiễm bệnh đang tiếp tục tăng nhanh hơn so với mức trung bình toàn cầu ở khu vực Mỹ Latinh và châu Phi. Tổng số các trường hợp nhiễm COVID-19 ở Mexico đã tăng 7-10% một ngày trong tuần qua, đạt 13.800 ca nhiễm; trong khi số ca nhiễm ở Brazil đã vượt ngưỡng 60.000 ca vào ngày 26/4.

Hơn 40% trong số 32.600 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 ở châu Phi nằm ở khu vực phía bắc, nơi Morocco, Ai Cập và Algeria đang báo cáo những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Worldometers)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top