Thế giới

Số lượng đơn xin tị nạn lần đầu tại EU tăng mạnh trong tháng 2/2023

ClockThứ Sáu, 26/05/2023 07:42
Theo báo cáo của Eurostat, EU đã tiếp nhận 76.505 đơn xin tị nạn lần đầu từ các công dân ngoài khối nhằm tìm kiếm bảo hộ quốc tế (tăng 41% so với tháng 2/2022), đứng đầu là người dân đến từ Syria.

Châu Âu công bố chính sách mới về nhập cư và tị nạnĐơn xin tị nạn ở EU giảm mạnh trong tháng 4/2020

leftcenterrightdel
 Người di cư vượt qua hàng rào tại khu vực làng Roszke, biên giới Hungary-Serbia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 25/5, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố báo cáo cho biết số lượng đơn xin tị nạn lần đầu tại các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã tăng mạnh trong tháng 2 năm nay, phần lớn trong đó là các công dân Syria và Afghanistan.

Theo báo cáo của Eurostat, EU đã tiếp nhận 76.505 đơn xin tị nạn lần đầu từ các công dân ngoài khối nhằm tìm kiếm bảo hộ quốc tế (tăng 41% so với tháng 2/2022), đứng đầu là người dân đến từ Syria, tiếp đó là Afghanistan, Colombia và Venezuela. Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Italy tiếp nhận hơn 75% số đơn xin tị nạn nói trên. Trong khi đó, có 2.745 đơn xin tị nạn của trẻ vị thành niên không có người lớn đi kèm.

Eurostat cho biết thêm nếu số đơn xin tị nạn lần đầu tại EU của người Ukraine tăng từ 2.105 trong tháng 2 năm ngoái lên 12.190 đơn trong tháng 3 ngay sau đó thì vào tháng 2 năm nay đã giảm xuống mức 1.110 đơn, do nhiều người rời khỏi đất nước đang xung đột để đi lánh nạn đã được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ tạm thời.

Báo cáo của Eurostat cũng tiết lộ, bên cạnh các trường hợp xin tị nạn hợp pháp, "lục địa già" đang đối mặt với nguy cơ tiềm tàng lượng người nhập cư trái phép cao kỷ lục trong năm nay. Đầu tháng 5 này, Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) ghi nhận lượng người nhập cư trái phép cao chưa từng thấy kể từ năm 2016.

Hiện nay, cả vấn đề di trú hợp pháp và bất hợp pháp đều có trong danh sách các vấn đề ưu tiên thảo luận trong chương trình nghị sự của các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu, tương tự như việc xem xét các tác động của biến đổi khí hậu hay cuộc xung đột tại Ukraine và tại Syria... những nguyên nhân khiến nhiều người phải rời bỏ đất nước của họ./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân

Với thông điệp “Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe”, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân
Return to top