Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Sydney tạm ngưng hoạt động 1 tuần, Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với đợt dịch thứ 3

ClockThứ Bảy, 26/06/2021 07:25
TTH.VN - Trung tâm thành phố Sydney (Australia) và các vùng phía Đông của thành phố, bao gồm bãi biển Bondi sẽ tạm phong tỏa 1 tuần, bắt đầu từ nửa đêm ngày 25/6 khi các nhà chức trách đấu tranh ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, gây nên số ca nhiễm ngày càng tăng bởi biến thể Delta.

WHO: Cần tiêm nhắc vaccine COVID-19 hàng năm cho những người dễ bị tổn thương nhấtSố vụ xả súng tại trường học ở Mỹ tăng mạnh kể từ tháng baG20 cam kết giải quyết bất bình đẳng đối với phụ nữ tại nơi làm việcSingapore chuẩn bị lộ trình “sống chung với COVID-19”COVID-19: Biến thể Delta có thể chiếm đến 90% số ca nhiễm mới ở EU

Thành phố Sydney hạn chế hoạt động để chống dịch. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian trả lời các phóng viên rằng những người đã và đang sống, cũng như làm việc ở 4 khu vực có lệnh phong tỏa trong vòng 2 tuần qua được yêu cầu ở yên trong nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp. Mọi người chỉ được phép ra ngoài nếu có việc cần thiết cũng như đi học, vì lý do y tế, mua hàng hoặc tập thể dục ngoài trời.

Thủ hiến Gladys Berejiklian chia sẻ: “Chúng tôi không muốn tình trạng này kéo dài hơn trong nhiều tuần. Chúng tôi muốn nó kết thúc sớm”.

Được biết, động thái được triển khai trong bối cảnh 22 ca nhiễm tại đây đã được báo cáo vào ngày 25/6, mức nhiễm tăng nhanh nhất kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên ở Bondi vào ngày 16/6 trong một chiếc xe limosine chở theo 1 phi hành đoàn người nước ngoài.

Từ đêm 24/6, các quan chức đã ban hành cảnh báo sức khỏe cho hơn một chục địa điểm mới, nằm rải rác trên khắp Sydney, khi tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát này tăng lên đến 60 người.

Tiểu bang New South Wales đã ngừng kêu gọi triển khai phong tỏa cứng nhắc, thay vào đó là ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà ở Sydney, bao gồm các văn phòng, hạn chế người dân tại 7 khu vực không được rời thành phố và giới hạn tụ tập trong nhà quá 5 người.

Những hạn chế này vốn được dự kiến kết thúc vào ngày 24/6, nay được gia hạn kéo dài đến 2/7 để phòng dịch.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia Omar Khorshid cho biết, những biện pháp hạn chế mới nhất là “chưa đủ” và kêu gọi các quan chức phải phong tỏa toàn thành phố để tránh khiến virus lây lan ra khắp cả nước.

Chủ tịch Omar Khorshid cũng cảnh báo các quan chức địa phương rằng đợt bùng dịch mới này ở Sydney có thể sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và nhắc nhở các quan chức lãnh đạo về đợt dịch COVID-19 đã xảy ra tại Melbourne hồi năm 2020, khiến hơn 800 người tử vong.

Dịch bệnh đã khiến Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phải hoãn chuyến công du đến Australia vào tháng 7. Chuyến đi được hoãn cho đến cuối năm nay, người phát ngôn của Thủ tướng cho hay.

Trong khi đó tại Ấn Độ, chính phủ nước này từ đầu tuần đã hoan nghênh tin tức Ấn Độ triển khai tiêm chủng 8 triệu mũi vaccine COVID-19 trong 1 ngày.

Tuy nhiên, ngay cả khi chiến dịch tiêm chủng tại đây được thực hiện với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc, thì có thể vẫn là chưa đủ để một quốc gia mới trỗi dậy từ đợt dịch thứ hai có thể vượt qua đợt dịch thứ 3. Giới chuyên gia cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu tuần này Ấn Độ có thể duy trì mức trung bình khoảng 4,6 triệu mũi tiêm vaccine COVID-19 được sử dụng/ngày, tăng từ mức 3 triệu mũi ghi nhận trong phần lớn thời gian của tháng 5 hay không?

Trong một thông tin có liên quan, Ấn Độ mới chỉ tiêm chủng cho 4% dân số, thấp hơn nhiều các nước phương Tây và Trung Quốc, với khoảng 20 triệu liều vaccine COVID-19 được sử dụng mỗi ngày. Với tốc độ này, một số nhà khoa học dự đoán khả năng cao quốc gia Nam Á này sẽ đối mặt với đợt dịch thứ 3 trong vòng vài tháng tới, kéo theo lo ngại rằng đất nước có thể quay trở lại đối mặt với thách thức thiếu Oxy và các bệnh viện bị quá tải.

Có thể nói, những thách thức của Ấn Độ trong việc thúc đẩy quá trình tiêm chủng là rất đáng kể. Gần 100 triệu liều vaccine mỗi tháng đã được sản xuất từ hai nhà sản xuất vaccine địa phương để tiêm chủng đầy đủ cho gần 1,4 tỷ dân của nước này trong thời gian tới.

Để chống lại đại dịch, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 10 triệu dân/ngày.

Đan Lê (Lược dịch từ SCMP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top