Thế giới

WHO: Cần tiêm nhắc vaccine COVID-19 hàng năm cho những người dễ bị tổn thương nhất

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 14:50
TTH.VN - Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (25/6) trích dẫn một tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, những người dễ bị tổn thương nhất trước dịch bệnh COVID-19, chẳng hạn như người cao tuổi, sẽ cần tiêm nhắc vaccine hàng năm để được bảo vệ chống lại các biến thể.

COVID-19: Biến thể Delta có thể chiếm đến 90% số ca nhiễm mới ở EUẤn Độ tuyên bố Delta plus là "biến thể gây quan ngại"Mỹ công bố chia sẻ khoảng 16 triệu liều vaccine COVID-19 với châu Á

Người dân ở thủ đô Bangkok, Thái Lan chờ đến lượt tiêm tại một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong một động thái liên quan trước đó, các nhà sản xuất vaccine Moderna Inc và Pfizer Inc, cùng đối tác BioNTech của Đức, đã bày tỏ quan điểm rằng, thế giới sẽ sớm cần đến các mũi tiêm nhắc để duy trì mức độ miễn dịch cao; song, bằng chứng cho điều này vẫn chưa rõ ràng.

Cũng theo tài liệu nói trên, WHO xem xét các mũi tiêm nhắc hàng năm đối với những người có nguy cơ cao như một kịch bản cơ sở, và các mũi tiêm nhắc mỗi 2 năm đối với những người bình thường nói chung.

Theo kịch bản cơ sở, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ tiếp tục xuất hiện và các loại vaccine sẽ được cập nhật thường xuyên để ứng phó với những mối đe dọa này.

Trong khi đó, Liên minh Toàn cầu về vaccine (GAVI) cho biết, các kịch bản sẽ được sử dụng để xác định chiến lược tiêm chủng toàn cầu của WHO, và các dự báo có thể thay đổi khi xuất hiện dữ liệu mới về vai trò của các mũi tiêm nhắc, cũng như thời gian bảo vệ của vaccine.

Cho đến nay, khoảng 2,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được triển khai trên toàn thế giới, chủ yếu ở các quốc gia giàu có, nơi hơn 1/2 dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine; trong khi ở nhiều quốc gia nghèo hơn, chưa đến 1% đã được tiêm chủng, theo ước tính của GAVI.

Trong một dự báo bi quan nhất, WHO nhận định, khoảng cách này có thể mở rộng trong năm tới, do nhu cầu về mũi tiêm nhắc hàng năm một lần nữa có thể đẩy các quốc gia nghèo hơn xuống phía sau của hàng chờ đợi vaccine.

Với kịch bản xấu nhất, cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết, sản lượng vaccine ngừa COVID-19 sẽ ở mức 6 tỷ liều vào năm tới, do quy định nghiêm ngặt đối với các mũi tiêm mới và các vấn đề sản xuất với những mũi tiêm hiện có.

Tuy nhiên, trong một kịch bản lạc quan hơn, tất cả các loại vaccine sẽ được cấp phép và năng lực sản xuất sẽ tăng lên khoảng 16 tỷ liều để đáp ứng nhu cầu. Vaccine ngừa COVID-19 cũng sẽ được chia sẻ một cách công bằng trên toàn thế giới. Sẽ không cần đến các mũi tiêm nhắc, vì vaccine sẽ cho thấy hiệu quả mạnh mẽ đối với các biến thể, cũng như mang lại khả năng bảo vệ lâu dài.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top