Thế giới

The ASEAN Post: Thanh thiếu niên Việt Nam cần nâng cao kỹ năng

ClockThứ Năm, 17/10/2019 19:37
TTH - Theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, thế hệ Z (thế hệ sinh từ năm 1995-2010) sẽ chiếm 25% lực lượng lao động tại Việt Nam vào năm 2025.

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tương lai chung của ASEANMua sắm trực tuyến và tác động đối với khí hậuBáo the ASEAN Post: Việt Nam là “ngôi sao đang lên” của du lịch Đông Nam Á

Đây được cho là thế hệ đa văn hóa và quan tâm đến nhiều vấn đề xã hội khác nhau, bao gồm trách nhiệm xã hội, vấn đề môi trường và bình đẳng giới. Một khảo sát cho thấy, có đến 50% thế hệ Z Việt Nam ủng hộ các thương hiệu phản ánh các giá trị và văn hóa đặc trưng của đất nước. Một khảo sát khác của Dell Technologies năm 2018 cũng cho thấy, 43% thế hệ Z Việt Nam muốn làm việc trong các tổ chức có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Thế hệ Z sẽ chiếm 25% lực lượng lao động tại Việt Nam vào năm 2025. Ảnh minh hoạ: Brandsvietnam

Mặc dù còn trẻ, nhưng thế hệ Z khá thận trọng và luôn tìm kiếm những lựa chọn nghề nghiệp hợp lý từ thực tế. Trong bối cảnh công nghệ phát triển và những thay đổi nhanh chóng trong thị trường lao động, 69,3% thanh niên Việt Nam cho rằng giáo dục và kỹ năng hiện tại của họ sẽ cần phải được cập nhật liên tục, theo nghiên cứu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Ông Andree Mangels, Tổng Giám đốc Adecco Malaysia và Việt Nam – công ty nhân sự lớn nhất thế giới, cho biết thế hệ Z của Việt Nam là những người chủ động. Họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập ngay trong năm đầu đại học và không ngần ngại mở rộng các mối quan hệ và kiến thức của mình thông qua các sự kiện. Tuy nhiên, các kỹ năng của thế hệ này vẫn rất học thuật, thiếu thực tế, đòi hỏi phải được đào tạo bổ sung, nhất là các kỹ năng mềm.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường, các trường dạy nghề ở Việt Nam đã đưa vào đào tạo kỹ năng mềm trong chương trình giảng dạy, bao gồm kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện với người khác. Ngoài giáo dục chính quy, ít nhất 49% thế hệ trẻ Việt Nam cảm thấy các nguồn đào tạo hiệu quả đến từ các chương trình thực tập, tiếp theo là câu lạc bộ sinh viên (41%) và công việc bán thời gian (35%), bài viết trên The ASEAN Post cho biết.

Gần đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) và công ty phần mềm lớn nhất châu Âu SAP tuyên bố sẽ cung cấp giáo dục chất lượng, đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng kỹ thuật số cho thanh thiếu niên tại các cộng đồng khó khăn ở Việt Nam để trang bị hành trang cần thiết cho họ. Cùng với Chính phủ Việt Nam, các tổ chức này đặt mục tiêu nâng cao các kỹ năng kỹ thuật số cho 11.000 học sinh trung học và dạy nghề tại Việt Nam trong năm đầu tiên.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top