ClockThứ Ba, 02/04/2019 19:33

Trẻ suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tương lai chung của ASEAN

TTH - Theo thông tin mới nhất được đăng tải trên tờ The ASEAN Post, trong bối cảnh suy dinh dưỡng được coi là một vấn nạn toàn cầu, vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng hơn ở châu Á.

Thế giới kêu gọi đẩy nhanh nỗ lực xoá bỏ nạn đói và suy dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng kém đẩy con người vào nguy cơ tử vongAustralia hỗ trợ Lào thực hiện dự án giảm suy dinh dưỡng trẻ em

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) và Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) công bố vào năm 2018 cho thấy, hơn một nửa số trẻ em bị thấp còi và gần một nửa số trẻ em khác thừa cân, cùng 2/3 trẻ mắc chứng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trên thế giới đang sống tại châu Á.

 ASEAN cần nghiêm túc chống lại vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em để phát triển toàn diện khu vực. Ảnh: The ASEAN Post

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng đối với khu vực

Xét về tiểu vùng, ở Đông Nam Á, kết quả cũng tương đối tiêu cực. Cụ thể, báo cáo “Mức độ và xu hướng suy dinh dưỡng ở trẻ em năm 2018” cho thấy 25,7%  trẻ em ở ASEAN bị thấp còi, song cùng lúc cũng có 7,3% trẻ em cùng độ tuổi trong khu vực chịu cảnh thừa cân.

Điều đáng lo ngại là những vấn đề liên quan đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ngay tại những nước được nhận định là đang chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, tình trạng này vẫn tồn tại. Ngoài nghèo đói, suy dinh dưỡng hình thành do một số yếu tố khác như chế độ ăn thiếu chất, quá trình nuôi dưỡng trẻ sơ sinh kém, không đủ nước sạch, vệ sinh kém...

Nhìn chung, suy dinh dưỡng ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống của trẻ em. Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính sẽ chịu cảnh chậm phát triển về ý thức, não bộ. Về lâu dài, vấn đề này sẽ gây nhà nhiều khó khăn khi trẻ tiếp thu kiến thức tại trường học, từ đó hạn chế cơ hội việc làm sau khi ra trường. Tất nhiên, về tổng quan, chúng sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài chính bản thân trẻ em, suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến các bậc phụ huynh. Cụ thể, trẻ suy dinh dưỡng đồng nghĩa với việc đau ốm thường xuyên. Điều này trực tiếp làm giảm năng suất lao động của cha mẹ, cùng lúc tạo gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Nguy hiểm hơn, suy dinh dưỡng có thể dẫn đến các chứng bệnh không lây, biến chứng tàn tật, tệ hơn là tử vong, giảm lực lượng lao động của quốc gia. Thống kê năm 2016 thực hiện ở Indonesia cho thấy, chi phí dành cho việc chữa trị các bệnh không lây ở nước này chạm mốc 248 tỷ USD/năm.

Hướng đi nào cho ASEAN

Báo cáo khu vực của UNICEF về an ninh dinh dưỡng ở ASEAN chỉ ra rằng, những hình thức suy dinh dưỡng này có thể được ngăn chặn khi lãnh đạo các nước triển khai đầy đủ các hành động cần thiết về: an ninh lương thực, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo nước sạch, vệ sinh, tăng cường giáo dục về lối sống và các lựa chọn lành mạnh và xóa đói giảm nghèo.

Trong đó, đảm bảo an ninh dinh dưỡng đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan như chính phủ, trường học và các tổ chức xã hội dân sự để đảm bảo một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em, đó là quyền đảm bảo tiếp cận với thực phẩm và dinh dưỡng tốt.

Một số biện pháp ASEAN có thể triển khai bao gồm điều chỉnh việc buôn bán các loại thức ăn, đồ uống thiếu dinh dưỡng trong trường học, đồng thời đảm bảo vệ sinh tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho công tác giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trong khu vực và lập biểu đồ theo dõi tốc độ phát triển của trẻ tại các khu vực có nguy cơ...

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

TIN MỚI

Return to top