ClockChủ Nhật, 27/03/2016 13:55

“Chìa khóa” để điều trị HIV được tìm thấy trong máu con người

TTH.VN - Theo tin từ hãng thông tấn Sputnik hôm nay (27/3), một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps (TSRI) ở Mỹ phát hiện ra rằng, các tế bào miễn dịch có thể chế ngự HIV hiện diện trong cơ thể con người.
Virus HIV. Ảnh: Getty Images.

Một số người bị nhiễm HIV có thể sản xuất kháng thể trung hòa một cách hiệu quả nhiều chủng virus nguy hiểm và biến đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, một người khỏe mạnh sẽ cần được chủng ngừa với các kháng nguyên đặc biệt để sản xuất ra các kháng thể cần thiết.

Sự thành công của một vaccine tiềm năng phụ thuộc vào khả năng của chất sinh miễn dịch (immunogen) để liên kết với các tế bào được gọi là B-lymphocyte và để kích hoạt chúng sản xuất ra kháng thể. Một nhóm các nhà khoa học đã viết trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 24/3 rằng, hầu hết mọi người đều có cái gọi là "phôi" tế bào tiền thân trong cơ thể của mình – loại tế bào có thể tạo ra các kháng thể VRC01 cần thiết để chế ngự các tế bào nhiễm HIV.

Các nhà khoa học đã cố gắng để phát triển một loại immunogen đặc biệt có thể liên kết vững chắc với B-lymphocyte, có tiềm năng đảm bảo về khả năng miễn dịch chống lại HIV. Các immunogen phải rất độc đáo, bởi vì các tế bào nguyên bản cần thiết là rất hiếm trong số các B-lymphocyte.

"Chúng tôi thấy rằng, hầu như tất cả mọi người đều có những tiền chất kháng thể trung hòa, và một loại protein được thiết kế chính xác có thể liên kết với các tế bào này có tiềm năng sẽ phát triển thành các tế bào sản xuất kháng thể trung hòa các tế bào nhiễm HIV, ngay cả trong sự hiện diện của các tế bào miễn dịch khác", tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư William Schief của TSRI cho biết.

Các nhà miễn dịch học đã tổng hợp protein immunogen EOD-GT8 60mer. Nghiên cứu cho thấy, những con chuột được tiêm protein đã sản sinh ra các kháng thể VRC01. Nếu EOD-GT8 60mer có thể kích hoạt các phản ứng tương tự ở người, các nhà khoa học từ đó sẽ có thể phát triển thêm một số immunogen nữa, và sẽ cùng nhau tổng hợp ra một loạt các kháng thể có khả năng chế ngự HIV.

Trong một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Báo cáo khoa học, các nhà khoa học di truyền viết rằng, công nghệ CRISPR/Cas9 có thể loại bỏ virogenes HIV từ người bị nhiễm các loại bạch huyết bào T (T-lymphocytes) mà virus thường tấn công. Phát hiện này có thể giúp phát triển các phương pháp trị liệu mới cho những người có AIDS.

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik & Myinforms)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

40% ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30

Chiều 2/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm và bàn nhiệm vụ trọng tâm trong 3 tháng cuối năm.

40 ca nhiễm HIV mới có độ tuổi dưới 30
Tự xét nghiệm HIV qua trang thông tin điện tử:
Cách tiếp cận mới để sớm phát hiện người nhiễm HIV

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi thọ trung bình của người nhiễm khác biệt không đáng kể so với người không bị nhiễm HIV nếu họ được điều trị sớm và tuân thủ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc xét nghiệm, phát hiện sớm người nhiễm HIV để đưa họ vào điều trị, ngoài giúp đỡ họ có cuộc sống và sức khỏe như một người không nhiễm, còn làm giảm đáng kể sự lây nhiễm ra cộng đồng.

Cách tiếp cận mới để sớm phát hiện người nhiễm HIV
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1%

Đó là mục tiêu được thảo luận tại hội nghị triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 do Sở Y tế tổ chức vào chiều 31/5. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở ban, ngành, hội đoàn, tổ chức đơn vị liên quan.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,1
Truyền thông HIV/AIDS và giới thiệu các kênh xét nghiệm cho sinh viên Đại học Huế

Ngày 3/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với Đại học Huế tổ chức tập huấn kiến thức cơ bản và giới thiệu các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS. Thành phần tham dự gồm có 120 sinh viên và cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, chủ nhiệm các câu lạc bộ… của 9 trường thành viên Đại học Huế.

Truyền thông HIV AIDS và giới thiệu các kênh xét nghiệm cho sinh viên Đại học Huế

TIN MỚI

Return to top