ClockThứ Bảy, 23/06/2018 07:00

16 nước EU tham dự hội nghị thượng đỉnh không chính thức

Các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan tâm đến việc tham gia một hội nghị thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng di cư tại Brussels vào ngày 24/6 tới nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc hiện nay tại châu Âu.

EU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EULãnh đạo EU nỗ lực giảm mạnh người di cư từ châu PhiEU ủng hộ kế hoạch thu hút 50 tỷ USD giải quyết khủng hoảng di cư

Ảnh minh họa. (Nguồn: PressTV)

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu gọi tổ chức hội nghị này trong bối cảnh xuất hiện những chia rẽ mới trong châu Âu về việc bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm với những người di cư trước tiên khi mà các quốc gia tuyến đầu như Italy và Hy Lạp đều cho rằng các thành viên khác của EU cần chia sẻ gánh nặng nhiều hơn.

 
Người phát ngôn EC Alexander Winterstein cho biết hiện số các quốc gia "đánh tín hiệu" tham gia hội nghị đã tăng lên 16 nước so với 8 nước đăng ký tham gia ngay từ khi lời kêu gọi của ông Juncker được đưa ra.


Trước đó, hồi đầu tuần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Malta Joseph Muscat đã xác nhận tham dự.

Ngoài ra các nguồn tin châu Âu cho biết Italy, Hy Lạp, Áo và Bulgaria cũng sẽ có mặt. Các lãnh đạo của 4 nước từ chối tiếp nhận người di cư là Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia sẽ không tham dự.

Đây là hội nghị thượng đỉnh không chính thức trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào ngày 28-29/6 tới để đánh giá lại hệ thống tiếp nhận tị nạn của châu Âu vốn đang chịu nhiều áp lực kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra từ năm 2015.

Hội nghị hoan nghênh mọi quốc gia thành viên nhưng không mang tính chất bắt buộc.

Tại hội nghị này, các bên sẽ không đưa ra quyết định nào và cũng không có họp báo sau đó nhưng các lãnh đạo có thể tự do đưa ra bình luận sau hội nghị.

Theo thông báo sơ bộ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận các biện pháp đẩy nhanh quy trình đưa người tị nạn trở về quốc gia có trách nhiệm xử lý các đơn xin tị nạn.

Vấn đề này vốn đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia tuyến đầu của EU như Italy và Hy Lạp bởi theo nguyên tắc Dublin những quốc gia đầu tiên người tị nạn đặt chân tới sẽ phải chịu trách nhiệm xét duyệt đơn tị nạn./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
Return to top