ClockChủ Nhật, 03/03/2019 06:32

16 nước thành viên RCEP cam kết nỗ lực hành động hoàn tất đàm phán

TTH.VN - Các thành viên RCEP bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng 6 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Thái Lan thúc đẩy thỏa thuận RCEP trong năm 2019RCEP mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏASEAN cam kết tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào năm 2019Nhiều kỳ vọng ở Thượng đỉnh ASEANCác nước trong Hiệp định RCEP sẽ ký thỏa thuận thương mại điện tử vào tháng 11

16 nước thành viên RCEP cam kết nỗ lực hành động hoàn tất đàm phán. Ảnh: Devdiscourse

Tại cuộc họp giữa bộ trưởng các nước thuộc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) diễn ra tại Campuchia, 16 quốc gia thành viên bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc đồng ý sẽ tăng cường các cuộc đám phán của thỏa thuận thương mại tầm cỡ để giải quyết tất cả các vấn đề đang còn tồn tại và hoàn thành các cuộc đối thoại trong năm nay.

Sau quá trình xem xét diễn biến và những tiến bộ đạt được kể từ sau hội nghị cấp cao RCEP lần thứ 2 diễn ra vào ngày 14/11/2018, chủ trì hội nghị lần này, Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Chutima Bunyapraphasara phát biểu: “Để đảm bảo tiến trình đạt được mục tiêu cuối cùng vào năm 2019, các bộ trưởng đồng ý tăng cường các cam kết cho những vấn đề còn tại của năm, trong đó bao gồm cả việc sẽ thực hiện nhiều cuộc họp giữa kỳ khác”.

Đáp lại, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Suresh Prabhu nhấn mạnh tất cả các bộ trưởng sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu hoàn thành đàm phán trong năm 2019.

Cũng tại hội nghị, các bộ trưởng đặc biệt khen ngợi Ủy ban đàm phán RCEP về những tiến bộ tốt đẹp đã đạt được, song đồng thời cũng phải thừa nhận rằng con đường phía trước vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy cả 2 khía cạnh của cuộc đàm phán lớn. Do đó, các nước thành viên cần giải quyết các vấn đề nhạy cảm, cùng lúc nỗ lực hành động để đạt được kết quả có ý nghĩa thương mại to lớn.

Một lần nữa, bộ trưởng các nước thành viên RCEP nhấn mạnh trách nhiệm chung là đảm bảo tiến bộ bằng việc vượt qua những thách thức trong đàm phán, tìm ra lối sách cho các vấn đề còn lại thông qua cam kết mang tính xây dựng cao. Mục tiêu chính của khối RCEP nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, khả năng cạnh tranh và quyền sở hữu trí tuệ.  

Các thành viên RCEP bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Brunei, Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam, cùng 6 nước đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tiến trình đàm phán đã bước vào năm thứ 6, trong đó vòng đàm phán mới nhất được tổ chức tại Indonesia hồi tháng 2 vừa qua.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Return to top