ClockThứ Tư, 31/07/2019 09:06

4 Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi ông Pompeo lên tiếng về vấn đề Biển Đông

Tất cả kêu gọi ông Mike Pompeo đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận.

Học giả quốc tế kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng về Biển ĐôngHạ viện Mỹ: Hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt NamBáo Nga: Việt Nam hành động rất khôn ngoanMỹ chính thức lên tiếng

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Getty Images

Bốn Thượng nghị sỹ Mỹ ngày 29/07 đã cùng gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo lên tiếng về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông khi ông Pompeo họp với các quan chức ASEAN tại Bangkok, Thái Lan trong tuần này.

4 thượng nghị sỹ gửi thư lên Ngoại trưởng Mike Pompeo bao gồm Robert Memendez, Edward Markey, Patrick Leahy và Brian Schatz.      

Bức thư với chữ ký của cả bốn Thượng nghị sỹ kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 02 tháng 8 ở Bangkok, Thái Lan.

Bức thư với chữ ký của cả bốn Thượng nghị sỹ kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo đảm bảo những hành vi gây hấn và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 02 tháng 8 ở Bangkok, Thái Lan.

Bức thư nhấn mạnh, hành vi của Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, cải tạo, quân sự hóa các thực thể nhân tạo làm cớ để ép buộc các nước, phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực và việc Trung Quốc gây áp lực buộc ASEAN nhượng bộ trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) đều đáng để Mỹ chú ý hơn, thể hiện vai trò lãnh đạo nhiều hơn, cũng như tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác của Mỹ.

4 thượng nghị sỹ gửi thư lên Ngoại trưởng Mike Pompeo bao gồm Robert Memendez, Edward Markey, Patrick Leahy và Brian Schatz.      

Theo các thượng nghị sỹ Mỹ, một Biển Đông nơi luật pháp quốc tế được tôn trọng, tự do hàng hải được đảm bảo, dòng chảy thương mại tự do, các tổ chức đa phương là trung tâm và các nước trong khu vực không bị cưỡng ép thuộc lợi ích cốt lõi của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc dọa nạt, cưỡng ép, chối bỏ công ước ngoại giao và đe dọa sử dụng vũ lực trong nhiều năm qua là một thách thức nghiêm trọng đối với những lợi ích đó.

Bốn Thượng nghị sỹ cũng kêu gọi Ngoại trưởng Mike Pompeo coi cuộc gặp tới đây tại Bangkok là cơ hội tạo đồng thuận để bảo vệ quyền của các nước đồng minh và đối tác theo Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS), chấm dứt việc Trung Quốc xâm phạm quyền hợp pháp của các nước, đảm bảo luật pháp, thể chế quốc tế được tôn trọng.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top