ClockThứ Ba, 19/02/2019 06:39

5 thành phố đáng sống hàng ngàn năm ở châu Á – Thái Bình Dương

TTH.VN - Tờ CNBC ngày 18/2 đưa tin, Châu Á – Thái Bình Dương được mệnh danh là trung tâm thế hệ millennial của thế giới, nơi chiếm đến 58% dân số toàn cầu là những cá nhân trong độ tuổi từ 20 – 38.

Nỗ lực biến các thành phố ở Đông Nam Á trở nên dễ sống hơnTokyo là thành phố hấp dẫn nhất châu ÁNhật Bản: Trình độ tiếng Anh của học sinh vẫn cách xa mục tiêu của chính phủChicago trở thành thành phố đáng sống nhất thế giới

Trong những năm gần đây, khu vực bị chiến tranh tàn phá này đã và đang chứng kiến đà phát triển vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng khi một lượng lớn người trẻ tuổi đã gia nhập vào lực lượng lao động, hỗ trợ định hình lại nền kinh tế khu vực.

Trong đó, cảnh quan thay đổi được xem là một trong những lợi thế hàng đầu của nhiều thành phố châu Á, nơi đã “tự tái tạo lại chính mình” để phản ánh rõ nhất cuộc sống của thế kỷ 21. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều người trẻ tuổi đang tiếp tục đấu tranh để chọn ra nơi phù hợp để đáp ứng nhu cầu làm việc và mức giá cả sinh hoạt, nhà ở phải chăng.

Để trả lời cho câu hỏi này, Trang phân tích tài chính nổi tiếng có trụ sở tại Singapore Value Champion đã đánh giá hơn 20 thành phố lớn trong khu vực nhằm tìm ra những cái tên phù hợp nhất để sống trong hàng ngàn năm tới. Dựa trên những dữ liệu được cung cấp bởi The Economics, Diễn đàn kinh tế thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, cùng nhiều tổ chức lớn, nhỏ khác, Value Champion đã thực hiện khảo sát dựa trên 3 thước đo chính bao gồm: Triển vọng việc làm, chi phí sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Thứ hạng chung cuộc sẽ được sắp xếp từ mức điểm trung bình của mỗi thành phố.

Dưới đây là 5 thành phố được xếp hạng là nơi tố nhất để sống và làm việc trong hàng ngàn năm tới.

5. Melbourne

Với danh tiếng lâu đời là một trong những thành phố đáng sống nhất thế giới, có lẽ sẽ không có điều gì đáng ngạc nhiên khi Value Champion bình chọn Melbourne là mộ trong năm thành phố đáng sống nhất trong hàng ngàn năm.

Thành phố lớn thứ hai ở Australia được hưởng lợi từ cảnh quan tuyệt đẹp, mang dáng vẻ sôi động với nhiều sân vận động thể thao nổi tiếng. Những yếu tố này đã đem lại cho Melbourne số điểm cao thứ hai về chất lượng cuộc sống. Trong khi đó, với mức giá cả nằm ở khoảng tương đối, khi mỗi cư dân dành ra 20% thu nhập để chi trả chi phí nhà ở, thành phố này cũng xếp thứ ba về mức chi phí sinh hoạt.

Tuy nhiên, điểm triển vọng việc làm tương lại đối thấp, với tỷ lệ thất nghiệp trung bình chỉ dừng ở mức trên 5%. Kết quả này khiến Melbourne rớt xuống vị thứ 18 trong hạng mục này, xếp ngay trên Indonesia, Jakarta.

4. Quảng Châu

Đây là một trong những thành phố đông dân nhất của Trung Quốc. Nhờ vào chi phí sinh hoạt thấp, Quảng Châu chính thức ghi danh vào danh sách top 5 các thành phố hàng đầu của Value Champion.

Về khả năng chi trả sinh hoạt phí, Quảng Châu xếp vị thứ đầu tiên, đồng hạng với Seoul (Hàn Quốc). Theo ước tính của Value Champion, mỗi cư dân ở đây trung bình dành ra khoảng 22% thu nhập cho tiền thuê nhà.

Song, thành phố này lại khá tụt hậu so với các đối thủ về triển vọng việc làm và chất lượng cuộc sống. Điều này thể hiện ở vị thứ 7 và 11 cho từng hạng mục. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ thất nghiệp cao và mức độ ô nhiễm ở đây khá nghiêm trọng.

3. HongKong

Được hỗ trợ bởi nền tảng công việc phong phú, phong cách sống thịnh vượng, bất chấp chi phí sinh hoạt cao,  HongKong về ba trong danh sách năm nay.

Được coi là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng hàng đầu của châu Á, khu hành chính Trung Quốc đảm bảo vị trí thứ ba cho triển vọng việc làm. Trong khi đó, tuổi thọ cao và nhiều lựa chọn giải trí cho thấy HongKong đạt vị trí thứ 6 về chất lượng cuộc sống.

Tại thành phố này, mỗi cá nhân sử dụng khoảng 31% thu nhập để trả phí thuê nhà, chính thức đưa HongKong xếp vị thứ 9 về thành phố có mức chi tiêu phù hợp, đồng hạng với New Zealand và Auckland.

2. Tokyo

Đạt được sự cân bằng trên cả ba thước đo đề ra, thủ đô Tokyo của Nhật Bản được mệnh danh là thành phố nổi tiếng thứ hai về sự đáng sống trong hàng ngàn năm tới.

Là khu kinh tế nhộn nhịp, tỷ lệ thất nghiệp khiếm tốn 2,5% giúp Tokyo giữ vị thứ 5 trong hạng mục triển vọng việc làm. Cùng với tỷ lệ ô nhiễm thấp, tội phạm ít, thành phố này cũng ghi điểm khá cao về chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, chi phí sinh hoạt ở Tokyo lại khá cao. Mặc dù người dân ở đây chỉ tiêu tốn 27% thu nhập để thuê nhà, song lại phải sử dụng rất nhiều tiền để chi trả cho việc đi lại, giải trí, mua sắm...

1. Singapore

Đứng đầu trong danh sách của Value Champion là Singapore.

Mặc dù có diện tích nhỏ, song Singapore ghi nhận mức GDP bình quân đầu người cao nhất (khoảng 58.000 USD). Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp ở đây chỉ đạt 2,2%, kết hợp với môi trường làm việc phù hợp, Singapore chiếm đầu bảng khi nói về triển vọng việc làm.

Ô nhiễm thấp, mức độ an toàn cao, không gian giải trí phong phú, nhiều lựa chọn du lịch địa phương cũng giúp thành phố này xếp đầu tiên về chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên về chi phí sinh hoạt, Singapore nổi tiếng đắt đỏ, do đó chỉ xếp thứ 7 trong hạng mục này. 

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top