ClockThứ Năm, 19/07/2018 14:39

ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu Á

TTH.VN - Tạp chí Nikkei ngày hôm nay (19/7) trích dẫn một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lưu ý, triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á có thể bị ảnh hưởng nếu những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang.

Ngân hàng Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng 2018 xuống 2,9%Đức, Trung Quốc ngăn chặn căng thẳng thương mại thế giớiCăng thẳng thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng đến các nước châu ÁIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng EuroGia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng khôngLHQ: Tăng trưởng kinh tế "vượt mong đợi" nhưng căng thẳng thương mại gia tăng

Tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á đối mặt với rủi ro bởi những căng thẳng thương mại leo thang. Ảnh: Getty Images

Trong phần bổ sung của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng trước đó đối với khu vực châu Á đang phát triển ở mức 6% trong năm nay và 5,9% vào năm 2019.

ADB cũng cho rằng, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đang trên đà đáp ứng những kỳ vọng. Khu vực châu Á đang phát triển bao gồm 45 trong số 67 nền kinh tế thành viên của ADB, một tổ chức cũng có các quốc gia thành viên ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo đó, ADB khẳng định: “Rủi ro của việc tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo hộ có thể làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, ảnh hưởng triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển”.

Cụ thể, Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất của khu vực vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,6% trong năm 2018 và 6,4% vào năm tới. Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng 6,8% trong nửa đầu năm nay, nhờ chi tiêu của người tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản và sản xuất. Thế nhưng, những rủi ro từ căng thẳng thương mại và đầu tư với Mỹ có thể làm suy giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong thời gian còn lại của năm 2018.

Trong khi đó, Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7,3% trong năm nay, trước khi tăng lên mức 7,6% vào năm 2019; trong bối cảnh các cải cách trong hệ thống ngân hàng ở quốc gia này được dự kiến ​​thúc đẩy đầu tư tư nhân và lợi ích từ thuế hàng hóa và dịch vụ cũng bắt đầu đóng góp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, giá dầu tăng đặt ra một rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, ADB nhấn mạnh.

Đáng chú ý, triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á cũng được duy trì ở mức 5,2% trong năm nay và trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, Indonesia được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 5,2%, giảm từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4, do tăng trưởng xuất khẩu dự kiến chỉ duy trì ở mức vừa phải.

Ngoài ra, dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan được nâng lên mức 4,2% vào năm 2018, từ mức 4% trong dự báo trước đó; nhờ vào sự mở rộng dựa trên diện rộng trong quý đầu tiên, với tất cả các hoạt động tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều đang phát triển.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top