ClockThứ Bảy, 23/06/2018 14:52

ADB tổ chức chương trình nhà ở và cơ sở hạ tầng xanh ở Thái Bình Dương

TTH.VN - Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI) phối hợp với Học viện Phát triển Toàn cầu của Đại học New South Wales ở Australia, Đại học Nam Thái Bình Dương ở Fiji sẽ tổ chức một chương trình xây dựng năng lực trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày 25/6 ở thành phố Nadi, Fiji.

ADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu ÁLào: Du lịch góp phần đẩy mạnh tăng trưởngADB đầu tư 16,7 tỷ USD cho sự phát triển của ASEAN

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Twitter

Mục tiêu của sự kiện là phát triển phương pháp xây dựng năng lực theo các quy mô và mức độ khác nhau, nhằm chống lại tình trạng dễ bị tổn thương do khí hậu, giảm nghèo và đạt được sự bền vững thông qua các nền tảng xã hội, kinh tế, môi trường và quản trị.

Liên quan đến những vấn đề mà các quốc đảo Thái Bình Dương phải đối mặt về sự thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng do đô thị hóa chưa từng có, dân số ngày càng tăng, cũng như cơ sở hạ tầng lão hóa, sự kiện sẽ có sự tham gia của nhiều tổ chức Chính phủ, lãnh đạo cộng đồng địa phương, các chuyên gia, cùng đại diện các tổ chức chuyên môn về cơ sở hạ tầng và nhà ở, nhằm nghiên cứu cách xây dựng khả năng phục hồi ở Thái Bình Dương.

Mục tiêu của sự kiện này là tạo điều kiện cho các tổ chức khu vực công phát triển các dự án cơ sở hạ tầng bền vững. Việc trao đổi và đánh giá các dự án để duy trì chất lượng nhà ở, cũng như sự khuyến khích phát triển kinh tế địa phương ở một số quốc gia cũng sẽ vô cùng quan trọng.

Trong đó, ban chuyên gia gồm 28 quan chức Chính phủ đến từ Quần đảo Cook, Fiji, Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, Palau, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu và Vanuatu. Ngoài ra, các đại biểu trong nước; các chuyên gia quốc tế; đại diện của các ngân hàng phát triển đa phương, khu vực tư nhân và học viện cũng sẽ góp mặt tại sự kiện này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi

Cùng với các chương trình, hoạt động thiết thực nhằm chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn TP. Huế đã được tiếp cận nguốn vốn vay từ chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực để thoát nghèo bền vững.

Giảm nghèo từ tín dụng ưu đãi
Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

Phường Đông Ba (TP. Huế) có 21 hộ nghèo. Để thực hiện lộ trình đến cuối năm 2025 xóa 7 hộ nghèo, Mặt trận và các đoàn thể phường đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung hỗ trợ các mô hình sinh kế, góp phần chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Giảm nghèo từ hỗ trợ sinh kế

TIN MỚI

Return to top