ClockChủ Nhật, 01/04/2018 07:16

ADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

TTH.VN - Hãng tin ADB News ngày 31/3 đưa tin, nhân dịp kỷ niệm 25 năm hợp tác khu vực, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao vừa gửi lời chúc mừng đến 6 nước thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ sáu.

Đẩy mạnh hội nhập, đem lại hòa bình, thịnh vượng cho GMSVai trò của hợp tác Mekong – Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình DươngNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sắp thăm Việt Nam

Lãnh đạo các nước thành viên tham dự hội nghị tượng đỉnh tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) lần thứ sáu. Ảnh: ADB News

Tham gia hội nghị là sự có mặt của lãnh đạo các nước bao gồm: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Phó Tổng thống Myanmar U Henry Van Thio và Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha.

Chủ tịch Takehiko Nakao cho biết: “Tôi muốn gửi lời chúc mừng đến tất cả các nước GMS về sự hợp tác thành công trong 25 năm qua. Nhờ vào những nhận thức rõ ràng về lợi ích của việc hợp tác toàn cầu và khu vực, ngày nay, các nước GMS là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Qua đây, ADB cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hết mình cho sự phát triển của các chương trình GMS trong tương lai”.

Dựa vào nội dung kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và khung đầu tư khu vực vùng 2022 vừa được thông qua tại hội nghị, dự kiến tiểu vùng sông Mekong mở rộng sẽ thực hiện 227 dự án với tổng vốn đầu tư vào khoảng 66 tỷ USD, trong đó ngân hàng ADB sẽ tài trợ 7 tỷ USD. Được biết, mục tiêu chính của dự án lần này là kêu gọi mở rộng các hành lang kinh tế để tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia, cũng như giữa khu vực nông thôn và thành thị để đảm bảo phân phối công bằng hơn các lợi ích của tăng trưởng kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương mới cho khu vực Mekong

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 7 năm ra mắt Thoả thuận Hợp tác Mekong - Lan Thương. Là một cơ chế hợp tác tiểu vùng mới được thành lập bởi các quốc gia ven sông bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, Hợp tác Mekong - Lan Thương đã và đang phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng chú ý trong 7 năm qua, biến nó thành một cơ chế hợp tác thực sự, là “tấm gương vàng” về hợp tác khu vực.

Chương mới cho khu vực Mekong
Thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong

Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 7 tiếp tục thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong - tập trung các nước láng giềng, đối tác đặc biệt và đối tác chiến lược, đồng thời là thị trường quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam.

Thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với hợp tác ở khu vực Mekong
Return to top