ClockThứ Bảy, 14/04/2018 14:47

ADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình Dương

TTH.VN - Theo báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nhờ vào phát triển xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á đang chứng kiến mức tăng trưởng ổn định.

Đẩy mạnh tăng trưởng tài chính ở châu ÁADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁNhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”

Hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á đang chứng kiến mức tăng trưởng ổn định. Ảnh: Indo Asian Commodities Portal

Trong báo cáo triển vọng châu Á (ADO) 2018, ngân hàng ADB dự báo tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt mức 6,0% vào năm 2018 và dừng lại ở mức 5,9% vào năm 2019. Trong đó, các nền kinh tế mới chuyển đổi sang hình thức công nghiệp hóa dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng vào khoảng 6,5% và 6,4% vào 2 năm 2018, 2019.

Trả lời báo giới, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của ADB Yasuyuki Sawada cho biết: “Các nền kinh tế ở châu Á đạt được đà phát triển như hiên nay là nhờ vào chính sách hợp lý, mở rộng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng mạnh mẽ. Mối liên kết thương mại giữa các khu vực và vùng đệm tài chính ngày càng thắt chặt sẽ tạo điều kiện tốt hơn để các nền kinh tế chống lại các cú sốc từ bên ngoài như: căng thẳng thương mại, thất thoát vốn...”.

Xét về tiểu vùng, nhờ vào tốc độ phát triển mạnh của Ấn Độ, Nam Á vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cụ thể, tăng trưởng của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng lên mức 7,3% trong năm tài chính 2018 và 7,6% trong năm 2019. Trong khi đó, Đông Nam Á tiếp tục được hưởng lợi từ tăng trưởng thương mại toàn cầu và giá cả hàng hóa gia tăng. Tiểu vùng dự kiến ​​sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng vào khoảng 5,2% trong cả năm 2018 và 2019. Đầu tư và tiêu dùng trong nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng ở Indonesia, Philippines và Thái Lan, trong khi việc mở rộng các cơ sở công nghiệp sẽ tập trung thúc đẩy phát triển toàn diện ở Việt Nam.

Về Trung Á, khu vực này được kỳ vọng sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng đạt mức 4% vào năm 2018 và 4,2% vào năm 2019 do giá cả hàng hóa tăng cao. Cùng lúc đó, tốc độ tăng trưởng ở khu vực Thái Bình Dương sẽ tương ứng vào khoảng 2,2% và 3% trong năm 2018 và 2019, nhờ vào sự tái ổn định của nền kinh tế lớn nhất khu vực - Papua New Guinea, sau khi đất nước này chịu tác động của hàng loạt trận đồng đất mạnh gây gián đoạn công tác sản xuất khí đốt.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top