ClockThứ Tư, 24/08/2016 06:16

Ấn Độ: Lũ lụt nghiêm trọng làm ít nhất 300 người thiệt mạng

TTH.VN - Ít nhất 300 người đã thiệt mạng ở miền đông, miền trung Ấn Độ và hơn 6 triệu người khác bị ảnh hưởng do lũ lụt đã nhấn chìm nhiều làng mạc, cuốn trôi hoa màu, phá hủy đường giao thông và làm gián đoạn nhiều đường dây điện và điện thoại, Reuter dẫn lời các quan chức Ấn Độ ngày hôm qua (23/8) cho biết.

Ấn Độ: Hơn 1,2 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụtẤn Độ giải cứu hàng ngàn người dân sau trận lũ lịch sửMưa lũ làm hơn 100 người thiệt mạng tại Ấn Độ

Lũ lụt nghiêm trọng ở Ấn Độ . Ảnh: AFP

Mưa lớn đã khiến các con sông tràn bờ, bao gồm cả ở sông Hằng hùng mạnh và các nhánh của nó, buộc người dân di tản vào các trại cứu trợ ở bang Madhya Pradesh, Bihar, Uttar Pradesh, Rajasthan và Uttarakhand.

Các quan chức chính phủ ở bang Bihar -  nơi phải đối mặt với một vài trận lụt tồi tệ nhất trong năm nay với gần 120 người chết và hơn 5 triệu người bị ảnh hưởng, nói rằng tình hình hiện đang rất nghiêm trọng.

"Nước lụt đã nhấn chìm nhiều khu vực thấp, nhà cửa và các lĩnh vực cây trồng," ông Zafar Rakib - một thẩm phán quận Katihar - một trong 24 huyện ở Bihar bị ảnh hưởng bởi trận lụt, cho biết.

"Chúng tôi đã chuyển người dân đến vùng đất cao hơn và cung cấp cơm ăn, nước uống sạch cho họ", ông nói.

Ở bang láng giềng Uttar Pradesh, nơi 43 người đã thiệt mạng và hơn 1 triệu người bị ảnh hưởng, nhiều trường học ở Varanasi và Allahabad bị đóng cửa khi mực nước cả ở sông Hằng và sông Yamuna đều vượt mức nguy hiểm và nước lũ vẫn tiếp tục tăng.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy, dân làng phải lội sâu trong nước lũ, nhiều khu chăn nuôi cũng ngập nặng và mọi người phải trèo lên thuyền để đến các trại cứu trợ.

"Chúng tôi đều lo lắng về những gì nên làm. Trong 4 ngày qua, chúng tôi đã sống như vậy. Chúng tôi thậm chí còn không có bất kỳ thực phẩm gì để ăn", một người dân 42 tuổi - ông Doda Yadav nói với đài tin tức NDTV ở Uttar Pradesh.

Ở trung tâm bang Madhya Pradesh, nơi có ít nhất 70 đã thiệt mạng kể từ khi khởi phát các đợt gió mùa vapf tháng 6 vừa qua và khiến hơn 40.000 ngôi nhà bị phá hủy một phần hoặc hoàn toàn, gần 20.000 người đã được sơ tán đến các trại cứu trợ.

Các quan chức cho biết, dân làng sẽ trở về nhà khi mực nước rút đi, mặc dù Cục Khí tượng Ấn Độ dự báo sẽ có mưa nhiều hơn nữa ở miền trung Ấn Độ trong 2 ngày tới.

Hỗ trợ của nhà nước

Ấn Độ thường trải qua mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm, là thời điểm rất quan trọng cho ngành nông nghiệp vốn chiếm 18% GDP và tạo việc làm cho gần một nửa trong tổn số 1,3 tỉ người.

Tuy nhiên, ở nhiều tiểu bang trên khắp cả nước, những cơn mưa thường xuyên gây sạt lở đất và lũ lụt, tàn phá mùa màng, phá hủy nhà cửa và đẩy người dân đến nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy.

Các quan chức cho biết, nước lũ chảy nhanh và đê điều bị xói mòn ở một số khu vực, làm một số tuyến đường bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực giải cứu cho dân làng.

Lực lượng phản ứng với thiên tai của Ấn Độ (NDRF) đã được triển khai tới 5 tiểu bang, giải cứu hơn 33.000 người bị mắc kẹt trong các làng mạc xa xôi. NDRF cũng đã phân phát hàng cứu trợ và cung cấp hỗ trợ y tế cho hơn 9.000 người sống sót.

Sự tàn phá của đợt lũ lụt này cũng khiến Thủ tướng Narendra Modi hôm 22/8 cam kết sẽ cung cấp thêm hỗ trợ từ chính phủ liên bang.

"Tôi cầu nguyện cho sự an toàn và hạnh phúc của những người trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt", ông Modi nói trong một tuyên bố. "NDRF sẽ đảm bảo sự hỗ trợ trong các hoạt động cứu hộ và cứu trợ cho người dân".

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Indiatimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Return to top