ClockThứ Năm, 18/07/2019 15:01

Ấn Độ thương mại hóa chất thải dạng hạt

Chính quyền bang Gujarat, Ấn Độ đang thực hiện kế hoạch thí điểm hệ thống quản lý ô nhiễm không khí liên quan chất thải dạng hạt dựa vào kinh tế thị trường. Nếu thành công, đây sẽ là mô hình tốt cho nhiều bang còn lại cũng như nhiều nước khác.

Ấn Độ phát động chiến dịch cải thiện không khí tại hơn 100 thành phốẤn Độ: 1,24 triệu người tử vong do không khí ô nhiễm trong năm 2017Ấn Độ: New Delhi nỗ lực giảm ô nhiễm không khíẤn Độ ra mắt bộ lọc mũi giúp hạn chế sự xâm nhập của khói bụi ô nhiễm

Ấn Độ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm bụi mịn - Ảnh: AFP

Đây là chương trình "thương mại phát thải" (CAT), hay còn gọi là mua bán phát thải, được thí điểm vào giữa tháng 6, nhằm vào chất thải dạng hạt (bao gồm hạt bụi siêu mịn) đầu tiên trên thế giới với mục đích quản lý và thậm chí cắt giảm lượng phát thải gây ô nhiễm từ các ngành công nghiệp.

Với chương trình này, chúng ta sẽ bắt đầu một kỷ nguyên mới với dây chuyền sản xuất sạch hơn trong khi giảm bớt các chi phí công nghiệp và cắt giảm ô nhiễm bằng những cách tiết kiệm. 

RAJIV KUMAR GUPTA (chủ tịch GPCB)

Thí điểm đầu tiên trên thế giới

Trước CAT, theo trang IndiaSpend, Ấn Độ chưa từng có một kế hoạch thương mại phát thải hay bất kỳ loại hình tiếp cận dựa vào thị trường nào để giải quyết ô nhiễm không khí liên quan đến chất thải dạng hạt. 

Ngoài ra cũng không có thị trường thương mại phát thải về dạng hạt ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cho đến nay, các thị trường ô nhiễm được áp dụng ở các nước phát triển chỉ nhằm vào nỗ lực kiểm soát SO2 và phát thải cacbon.

Chương trình thương mại phát thải thật ra khá đơn giản. Chính quyền bang Gujarat sẽ quy định giới hạn số lượng giấy phép phát thải cho phép các công ty xả một lượng chất thải cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định ra môi trường. 

Các công ty xả thải được yêu cầu giữ số lượng giấy phép tương ứng với lượng chất thải xả ra môi trường. Nếu các công ty này muốn xả thêm chất thải thì họ phải mua giấy phép từ những công ty sẵn sàng bán chúng.

Dù các ngành công nghiệp có thể mua bán giấy phép nhưng tổng lượng giấy phép là cố định nên các tiêu chuẩn về kiểm soát ô nhiễm không khí được đảm bảo. 

Bên cạnh đó, hệ thống mua bán giấy phép này còn tạo động lực cho các công ty tìm cách giảm lượng phát thải của mình để bán thêm giấy phép cho các công ty khác và coi đó là một nguồn thu.

Chương trình thương mại phát thải có thể hoạt động tốt hơn mô hình "ra lệnh và kiểm soát" (CAC) trong quản lý ô nhiễm hiện nay ở Ấn Độ. CAC vốn vấp phải sự không tuân thủ ở mức cao do thiếu thông tin chất lượng cao. 

Theo mô hình CAC, chính phủ ra lệnh cho các nhà máy phải tự lắp đặt một số thiết bị xử lý ô nhiễm bụi mịn. Trong khi đó, chương trình thương mại phát thải loại bỏ các quy định cũ và cho phép các công ty thoải mái tìm cách rẻ nhất để đảm bảo quy định về lượng phát thải.

Tập trung vào ô nhiễm bụi mịn

Indiaspend.com cho biết bang Gujarat đang thí điểm CAT tại trung tâm công nghiệp ô nhiễm nặng Surat, nơi các nhà máy dệt và nhuộm thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm dạng hạt. 

Các thành phố ở Ấn Độ nằm trong số những nơi có bầu không khí độc hại nhất thế giới. Mật độ bụi mịn PM2.5 tại Ấn Độ gấp 8 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và cao thứ tư thế giới. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến 1,2 triệu người thiệt mạng trong năm 2017.

Ô nhiễm bụi mịn PM2.5 được giới chuyên gia gọi là sát thủ thầm lặng và toàn diện, không chừa một ai vì có khả năng đi sâu vào trong phổi, thấm vào mạch máu khiến người hít phải dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Bước đầu tiên và cũng là bước phức tạp nhất trong chương trình là hình thành các quy chuẩn vốn chưa từng có trước đây về giám sát liên tục phát thải dạng hạt. Những quy chuẩn này sẽ là một phần chính sách của Hội đồng Kiểm soát ô nhiễm trung ương và Bộ Môi trường Ấn Độ.

Bước thứ hai là áp dụng hệ thống giám sát phát thải liên tục (CEMS) vào các ngành công nghiệp ô nhiễm cao. 

Năm 2015, Bộ Môi trường Ấn Độ đã yêu cầu mang tính bắt buộc đối với 17 ngành công nghiệp bao gồm bột giấy và giấy, rượu, đường, thuộc da, nhà máy điện, sắt và thép phải lắp đặt CEMS. Đây là mạng lưới các cảm biến đặt trong các nhà máy để gửi dữ liệu chất lượng cao trực tiếp về lượng phát thải thoát ra môi trường từ các ống khói.

Trong 4 năm làm việc giữa Hội đồng Kiểm soát ô nhiễm Gujarat (GPCB) và Viện Năng lượng Chicago (EPIC - Mỹ), theo BBC ngày 12-7, khoảng 170 ngành công nghiệp đã lắp đặt các thiết bị giám sát của CEMS với tổng chi phí 2.500 - 7.000 USD.

Ông Michael Greenstone, nhà kinh tế học và là giám đốc EPIC, cho biết cơ quan quản lý ô nhiễm bang Gujarat xem chương trình là một thí điểm nên những gì học được từ đây có thể được ứng dụng để giúp vận hành thị trường phát thải dạng hạt.

Hợp tác Mỹ - Ấn

CAT là kết quả của một quá trình nghiên cứu kéo dài từ năm 2011 giữa EPIC (Mỹ) với GPCB (Ấn Độ). Sau đó, EPIC và GPCB đã làm việc với nhau trong 4 năm qua để đưa chương trình đi vào hoạt động.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top