ClockThứ Ba, 29/05/2018 12:37

Argentina đẩy mạnh xuất khẩu thịt bò sang châu Á

TTH.VN - Hãng thông tấn Nikkei ngày hôm nay (29/5) cho hay, Argentina sẽ mở rộng xuất khẩu thịt bò tươi sang khu vực châu Á, trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đã phê duyệt các thỏa thuận nhập khẩu.

IMF tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ ArgentinaADB dự báo tốc độ tăng trưởng vững chắc ở châu Á Thái Bình DươngChâu Á: Triển vọng tăng trưởng kinh tế cải thiện nhờ nhu cầu xuất khẩuXuất khẩu Hàn Quốc tăng ở mức cao nhất mọi thời đạiNhật Bản ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất trong vòng 4 năm qua

Thịt bò nước ngoài được bày bán trong một siêu thị ở Nhật Bản. Ảnh: Nikkei

Tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ông Luis Miguel Etchevehere, Bộ trưởng Nông nghiệp Argentina nói với hãng thông tấn Nikkei rằng, Argentina vừa ký kết một thỏa thuận với Chính phủ Nhật Bản. Theo đó, Tokyo sẽ cho phép nhập khẩu thịt bò tươi từ Argentina trước cuối tháng 7 này. Ngoài ra, Argentina cũng vừa ký một thỏa thuận xuất khẩu thịt bò với Bắc Kinh.

Trước khi ký kết thoả thuận với Tokyo, Argentina chỉ có thể xuất khẩu thịt đã qua xử lý nhiệt sang Nhật Bản. Sau khi vượt qua sàng lọc bệnh lở mồm long móng của Chính phủ Nhật Bản, Argentina giờ đây có thể xuất khẩu thịt bò và thịt cừu tươi được sản xuất tại tỉnh Patagonia ở khu vực phía nam nước này.

Dù vậy, bò thịt được nuôi ở Patagonia chỉ chiếm chưa đến 3% tổng số gia súc của cả nước. Chính vì thế, Bộ trưởng Etchevehere kỳ vọng vào việc xuất khẩu thịt bò từ các khu vực khác của Argentina, trong bối cảnh nước này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm.

"Chúng tôi tiếp tục đàm phán với Chính phủ Nhật Bản để cấp phép xuất khẩu thịt bò từ các vùng khác của Argentina", ông Etchevehere nói thêm.

Được biết, Argentina đang phải đối mặt với đồng peso yếu và lạm phát, và nỗ lực giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cường xuất khẩu nông sản và các sản phẩm từ sữa sang khu vực châu Á.

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Argentina, quốc gia của ông tự hào về chất lượng thịt bò, cũng như đang hướng đến việc mang lại một phần đáng kể trong thị trường Nhật Bản.

Trong năm 2017, hoạt động nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản đạt 350 tỷ yen (tương đương 3,2 tỷ USD); trong đó, thịt bò Australia và Mỹ chiếm hơn 90% tổng số nhập khẩu. Chính phủ Nhật Bản đang áp dụng mức thuế 38,5% đối với thịt bò tươi, nhưng mức thuế này sẽ được giảm xuống còn 27,5%, sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức đi vào hiệu lực.

Argentina, một quốc gia không phải là thành viên của CPTPP, đang tìm cách tiến tới một thoả thuận kinh tế với Nhật Bản thông qua khối thương mại Nam Mỹ Mercosur, trong đó Argentina là thành viên cùng với Brazil và các quốc gia khác.

Qua đó, Bộ trưởng Etchevehere lưu ý, Nhật Bản và Mercosur đang sở hữu các khía cạnh kinh tế bổ sung cho nhau.

Argentina là một nhà sản xuất thịt bò hàng đầu, các sản phẩm nông nghiệp chiếm hơn 60% sản lượng xuất khẩu. Hồi năm ngoái, quốc gia này xuất khẩu 188.000 tấn thịt bò, với tổng trị giá lên đến 1,16 tỷ USD.

Bộ trưởng Nông nghiệp Argentina nhấn mạnh kỳ vọng cao đối với các thị trường ở khu vực châu Á; đồng thời khẳng định, dân số đang gia tăng của khu vực này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm của người tiêu dùng trung lưu.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top