ClockThứ Năm, 06/06/2019 14:47

ASEAN: Sử dụng quá nhiều nhựa là một vấn đề nghiêm trọng

TTH.VN - Công ty tư vấn chiến lược tăng trưởng toàn cầu Ipsos Business Consulting cho hay, người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng nhận thức được các vấn đề môi trường mà quốc gia của họ phải đối mặt ngày nay, trong đó chất thải là mối quan tâm hàng đầu về môi trường.

Nhật Bản tính phí túi nhựa mua sắm để bảo vệ môi trườngNhật Bản dẫn đầu nỗ lực toàn cầu về nhựa thân thiện với đại dươngASEAN với nỗ lực xử lý ô nhiễm chất thải nhựaLiên minh châu Âu sẽ cấm sản phẩm đồ nhựa dùng một lần

Núi rác thải nhựa gần thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Greenpeace

Theo Ipsos Business Consulting, 49% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát trực tuyến trên 3.928 người tiêu dùng ở 3 quốc gia trong khu vực cảm thấy việc xử lý chất thải hiện là ưu tiên hàng đầu ở quốc gia của họ; trong khi đó, 55% số người được hỏi cho rằng, việc sử dụng nhựa quá mức là một vấn đề nghiêm trọng.

Khi được hỏi ai nên chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc tìm ra cách làm giảm số lượng bao bì không cần thiết được bán ra, hơn 2/3 người tiêu dùng (tương đương 67%) khẳng định, trách nhiệm cần phải được chia đều giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nói về kết quả của cuộc khảo sát, cùng những quan sát của nhóm làm việc của mình về những gì đang xảy ra trên toàn khu vực, ông Chukiat Wongtaveerat, Giám đốc của Ipsos Business Consulting tại Thái Lan lưu ý, khảo sát của Ipsos cho thấy người tiêu dùng đang đồng lòng với những hành động cần thiết, khi xã hội có tác động có ý nghĩa trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa.

Cũng theo ông Chukiat Wongtaveerat, những gì chúng ta nhìn thấy từ cuộc khảo sát này là người tiêu dùng đang kỳ vọng sự lãnh đạo và chỉ đạo lớn hơn từ Chính phủ và doanh nghiệp.

Trong khi có một số điển hình tốt về việc cắt giảm nhựa từ các công ty đóng gói, các nhà sản xuất hàng hóa đóng gói và nhà bán lẻ, người tiêu dùng dường như đã sẵn sàng và mong đợi hành động đầy tham vọng hơn nhiều.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Nation)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top