ClockChủ Nhật, 09/06/2019 06:44

ASEAN và kế hoạch đối phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Hiện hàng trăm thành phố và cộng đồng đang phải đấu tranh, vật lộn với tác động của khủng hoảng môi trường và mối đe dọa do con người gây ra như xung đột, thất bại trong công tác quản trị và căng thẳng kinh tế.

Lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậuASEAN hướng đến những thành phố “thông minh và xanh”Mực nước biển có thể dâng thêm tới hơn 2m vào năm 2100LHQ ngày càng nâng cao vai trò bảo vệ rừngLHQ kêu gọi hành động tích cực hơn để chống biến đổi khí hậu

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), đến năm 2030 dân số toàn cầu sẽ đạt 8,5 tỷ người, trong đó 2/3 tổng số dân sẽ sinh sống tại các thành phố. Như vậy, ước tính 90 triệu dân sẽ đổ vể các thành phố trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đúng như những gì đã được báo cáo trong Báo cáo thường niên ASEAN 2018.

Mọi hành động cần khẩn trương triển khai để đối phó với biến đổi khí hậu. Ảnh: Physics World

Điều này có nghĩa dân số thành thị sẽ phản ánh 45% tổng dân số ASEAN, trong đó hàng triệu người, đặc biệt là những cá nhân sống tại khu vực nguy hiểm như dọc bờ sông, sườn đồi sẽ dễ bị tổn thương và chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác hại của môi trường.

Khi thảm họa xảy ra, người nghèo luôn bị ảnh hưởng nhiều nhất vì họ phải đối mặt nhiều hơn với các mối nguy hiểm từ môi trường. Đồng thời, người nghèo cũng mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau khủng hoảng. Nhìn chung, thành phố luôn là nơi hội tụ của sự bất bình đẳng và rủi ro khí hậu sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng này.

Hiện hàng trăm thành phố và cộng đồng đang phải đấu tranh, vật lộn với tác động của khủng hoảng môi trường và mối đe dọa do con người gây ra như xung đột, thất bại trong công tác quản trị và căng thẳng kinh tế.

Khả năng phục hồi đô thị

Phục hồi đô thị có nghĩa là tăng cường hệ thống thành phố nhằm giảm thiểu rủi ro đến từ khủng hoàng khí hậu nhờ xây dựng khả năng dự đoán và phát triển các phản ứng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cũng phải duy trì tiếp cận hạ tầng đô thị hỗ trợ. Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ đòi hỏi hệ thống kinh tế, xã hội và nhà nước quản lý mạnh mẽ để thúc đẩy khả năng phục hồi.

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu 2019, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres ban hành kế hoạch hành động cho mọi thành phố và cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu trung lập Carbon vào năm 2050, khử Carbon trong giao thông, thiết lập tiêu chuẩn của các tòa nhà không Carbon và đảm bảo khả năng phục hồi khí hậu đô thị ổn định.

Theo nhận định của các chuyên gia, lãnh đạo thế giới, trong đó có Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat, thảm họa khí hậu có thể làm suy yếu và phá hủy hàng thập kỷ tăng trưởng chỉ với một sự cố thảm họa thảm khốc. Do đó, hỗ trợ các thành phố trở nên kiên cường là điều kiện tiên quyết để đối phó với các thảm họa tự nhiên này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách thức xây dựng và quản lý thành phố của chính phủ các nước.

Thành phố thông minh

Thành phố thông minh, hệ thống năng lượng hiệu quả, giải pháp giao thông hiện đại, đi kèm với thay đổi trong công nghệ và sự tham gia của người dân là những yếu tố vô cùng ý nghĩa khi đưa ra nhiều giải pháp thay thế để bảo vệ các thành phố và môi trường, cũng như giảm sự nóng lên toàn cầu. Ví dụ điển hình là Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN) được thiết lập để huy động các giải pháp thông minh trên khắp khu vực Đông Nam Á. Hiện tại mạng lưới bao gồm 26 thành phố, bao gồm cả Kuala Lumpur và Johor Bahru – hai thành phố đang phát triển tầm nhìn, xây dựng tương lai mới thông qua sự trợ giúp của công nghệ.

Tóm lại, biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, thời tiết khắc nghiệt hay bất cứ tên gọi nào của các thảm họa tự nhiên đều sẽ có tác động tiêu cực đối với các thành phố. Không đầu tư xây dựng khả năng phục hồi tốt đều dẫn đến bất lợi cho cả môi trường, nền kinh tế, xã hội và cấu trúc chính trị. Sự tàn phá của vấn nạn sẽ không thể tưởng tượng được. Vì vậy, mọi hành động cần được khẩn trương triển khai trước khi quá muộn.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top