ClockThứ Bảy, 19/01/2019 14:24

Bali áp thuế du lịch với khách nước ngoài để bảo vệ môi trường

TTH.VN - Là một trong những hành động trong chuỗi nỗ lực chiến đấu chống lại rác thải nhựa, chính quyền Bali hiện đang chuẩn bị đưa vào áp dụng điều luật áp thuế 10 USD đối với du khách nước ngoài.

Đông Nam Á khước từ nhập khẩu phế phẩm nhựaHàn Quốc cấm siêu thị sử dụng túi nhựa một lầnBali cấm nhựa dùng một lần, nhằm giảm 70% rác thải đổ ra biểnSự thật tàn khốc: 90,5% phế phẩm nhựa không được tái chế

Mỗi ngày hòn đảo du lịch của Indonesia thải ra đến 3.800 tấn rác thải, song chỉ có 60% được đem đi xử lý. Ảnh: Jakarta Post

Được biết, dự luật đã được bàn thảo kỹ lưỡng với Hội đồng luật pháp Bali từ tháng 12/2018, trong đó, khoản thuế sẽ được áp dụng với khách du lịch như một phần đóng góp của mỗi du khách cho công tác bảo vệ môi trường và văn hóa Bali.

Theo Thống đốc Bali Wayan Koster, khoản tiền thu được từ thuế du lịch sẽ được tính toán, phân bổ để tài trợ cho các chương trình về bảo tồn môi trường và văn hóa của người Bali. Cụ thể, vị thống đốc nhấn mạnh: “Số tiền này sẽ tạo nên không gian tài chính tốt hơn để hỗ trợ hơn nữa sự phát triển của Bali”.

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, Bali đã chào đón tổng cộng 5,7 triệu khách nước ngoài vào năm 2017, trong đó hầu hết là du khách Australia và Trung Quốc. Đến năm 2018, con số biểu thị dự kiến vượt quá 6 triệu người, nhất là khi đảo Bali đã trở thành nơi đăng cai tổ chức cuộc họp thường niên IMF-World Bank của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Bên cạnh những thành quả đạt được về phát triển du lịch, hòn đảo du lịch của Indonesia cũng đang chiến đấu với một lượng rác thải nhựa đang ngày càng tăng, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các bãi biển và khu vực biển. Thống kê của Cơ quan môi trường Bali chỉ ra rằng hòn đảo thải ra đến 3.800 tấn rác thải mỗi ngày, song chỉ có khoảng 60% số lượng rác nêu trên được đưa đến các bãi xử lý. Phế thải nhựa ngày càng chất đống khiến chính quyền buộc phải đưa ra lệnh cấm sử dụng tất cả các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như túi mua sắm, cốc nhựa và ống hút.

Với kế hoạch mới, Thống đốc Koster tin tưởng rằng việc áp thuế sẽ không ngăn cản luồng du khách đổ về Bali, từ đó cũng không ảnh hưởng đến đà phát triển du lịch của hòn đảo này.

“Du khách sẽ vui vẻ với điều luật mới này, nhất là khi họ biết số tiền mình bỏ ra sẽ được sử dụng để củng cố môi trường và văn hóa Bali”, tờ Jakarta Post dẫn lời Thống đốc Koster cho hay.

Bali không phải là điểm đến duy nhất áp thuế với khách du lịch. Đầu năm 2019, Nhật Bản cũng bắt đầu thu thuế khởi hành trị giá 1.000 Yen (9,10 USD) áp dụng cho cả du khách Nhật Bản và khách nước ngoài khi họ rời khỏi xứ sở mặt trời mọc bằng máy bay hoặc tàu thủy.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Trong một bài đánh giá chi tiết mới về cách nhựa xâm nhập vào môi trường, các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa
Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

Bệnh Melioidosis/Whitmore nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng... Trước mùa mưa bão, các phụ huynh cần lưu ý việc giữ gìn môi trường cũng như vệ sinh cơ thể cho trẻ.

Bệnh Whitmore có nguy cơ tử vong cao

TIN MỚI

Return to top