ClockThứ Sáu, 18/01/2019 14:59

Bangkok đối mặt với cuộc chiến chống khói bụi độc hại

TTH.VN - Năm thứ 2 liên tiếp, khói bụi độc hại đang bao phủ thành phố thu hút nhiều khách du lịch nhất thế giới - thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Thái Lan: Thủ đô Bangkok bị ô nhiễm không khíSố ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tiếp tục tăng caoBắc Kinh đưa ra cảnh báo ô nhiễm ba ngày - lần thứ ba của nămẤn Độ ra mắt bộ lọc mũi giúp hạn chế sự xâm nhập của khói bụi ô nhiễmẤn Độ ra mắt thiết bị làm sạch không khíThủ đô Ấn Độ lại chìm trong khói bụi ô nhiễmThủ đô New Delhi (Ấn Độ) - thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới

Thủ đô Bangkok của Thái Lan chìm trong khói bụi ô nhiễm. Ảnh: EPA-EFE

Không khí của thủ đô Thái Lan xám xịt và dày đặc trong những ngày gần đây, đặc biệt vào các buổi sáng, trong bối cảnh sự thay đổi thời tiết theo mùa ngăn các chất ô nhiễm như khói thải và khói nhà máy tan biến. Theo thường kỳ, không khí tồi tệ hơn ở các thành phố ô nhiễm có tiếng hơn như New Delhi (Ấn Độ) hay Thượng Hải (Trung Quốc).

Chính quyền Thái Lan đã phản ứng bằng cách khuyên người dân ở trong nhà vào thời gian ô nhiễm nguy hiểm và ra lệnh xử lý các công trình xây dựng và phương tiện gây ô nhiễm. Các cơ quan phụ trách việc tạo mưa đã thực hiện các chuyến bay để cố gắng làm tan sương mù. Tuy nhiên, khói mù kéo dài báo hiệu một cuộc chiến dài hạn phía trước để kiềm chế đỉnh điểm ô nhiễm.

"Bangkok đang chứng kiến ​​ngày càng nhiều xe ô tô trên đường mỗi tháng", bà Kakuko Nagatani-Yoshida, điều phối viên khu vực của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (LHQ) về hóa chất, chất thải và chất lượng không khí cho biết.

"Các cần cẩu xây dựng rải rác khắp thành phố. Bangkok bị ô nhiễm không khí thường xuyên. Những gì chúng ta đang chứng kiến trong tuần này chỉ là cực điểm của một tình trạng không lành mạnh đang tồn tại", bà Kakuko Nagatani-Yoshida nói thêm.

Đô thị có khoảng 10 triệu người này là một trong nhiều thành phố trên toàn thế giới phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm không khí nguy hiểm, mà Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính đã gây tổn thất phúc lợi hơn 5 nghìn tỷ USD trên toàn cầu chỉ trong năm 2013. Tại thủ đô Bangkok, sương mù đe dọa đến cả sức khỏe của người dân lẫn hàng triệu khách du lịch, đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế Thái Lan.

Thành phố này đã chào đón hơn 20 triệu lượt khách quốc tế qua đêm trong năm 2017, con số cao nhất trên thế giới, theo công ty Mastercard Inc.

Khách du lịch đến để thưởng thức ẩm thực, các quán bar trên sân thượng và cuộc sống về đêm, thường đến đây trước khi tới các khu nghỉ mát bãi biển như Phuket.

Dù vậy, Cơ quan Du lịch Thái Lan dường như nhìn thấy ít mối đe dọa gây ra bởi tình trạng khói mù đối với dòng du khách.

"Đó là mối quan tâm đối với cá nhân tôi, nhưng đó chưa phải là mối quan tâm đối với ngành du lịch. Nhiều khách du lịch dành thời gian của họ bên các bãi biển hoặc trên một hòn đảo mà không gặp vấn đề", Phó thống đốc Cơ quan Du lịch Thái Lan Srisuda Wanapinyosak nhận định.

Trong khi đó, bà Kakuko Nagatani-Yoshida cho rằng: "Các nghiên cứu chỉ ra, khách du lịch cân nhắc những yếu tố như ô nhiễm không khí khi đưa ra quyết định về một điểm đến. Ai muốn lo lắng về ô nhiễm không khí nguy hiểm trong kỳ nghỉ? Bangkok nổi tiếng với các quán bar và nhà hàng trên tầng thượng với tầm nhìn đáng kinh ngạc. Nhưng sẽ thế nào khi bạn không thể nhìn thấy đường chân trời?"

Vào ngày 14/1, chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt mức 180 vào buổi sáng tại Bangkok, khiến thành phố này lọt vào top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo dữ liệu từ AirVisual.

Khi thời tiết thay đổi và nhiệt độ tăng lên trong những tuần tới, chất lượng không khí của Bangkok được dự báo ​​sẽ cải thiện. Tuy nhiên, mô hình của các đợt khói bụi nguy hiểm làm tăng thêm sức ép cho các biện pháp kiểm soát khí thải nghiêm ngặt hơn và sử dụng năng lượng sạch chặt chẽ hơn.

"Năng lượng tái tạo là giải pháp rõ ràng cho vấn đề này. Chúng tôi có thể quản lý vấn đề bằng cách loại bỏ các yếu tố nguyên nhân, như động cơ đốt và các nhà máy điện than hoặc khí đốt", ông Bundit Sapianchai, Chủ tịch của BCPG Pcl, công ty năng lượng tái tạo lớn thứ 2 của Thái Lan khẳng định.

Trong khi Bangkok chờ đợi các giải pháp dài hạn, người dân cũng như khách du lịch đang mang mặt nạ chống ô nhiễm, với số lượng nhiều đến nỗi các báo cáo về tình trạng thiếu hụt đang xuất hiện; họ cũng kiểm tra xem tình hình chất lượng không khí theo từng giờ.

"Chúng tôi kiểm tra điện thoại để xem đánh giá AQI mỗi ngày trước khi ra ngoài. Chúng tôi đã quen với điều đó, chúng tôi đến từ Thượng Hải, nơi không khí thậm chí còn thường tồi tệ hơn", Lu Haijin, một khách du lịch đến từ Trung Quốc chia sẻ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Business Times & Bloomberg)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nơi áp dụng phí tắc nghẽn để giảm kẹt xe giờ cao điểm

Theo thông tin cập nhật ngày 14/11, New York sẽ khôi phục lại kế hoạch từng bị hủy bỏ về chương trình thu phí tắc nghẽn đầu tiên của quốc gia, nhưng với mức phí giảm còn 9 USD cho hầu hết các phương tiện đi vào trung tâm thành phố và khu vực phía Nam Manhattan.

Nhiều nơi áp dụng phí tắc nghẽn để giảm kẹt xe giờ cao điểm

TIN MỚI

Return to top