Thế giới

Nhiều nơi áp dụng phí tắc nghẽn để giảm kẹt xe giờ cao điểm

ClockThứ Năm, 14/11/2024 16:44
TTH.VN - Theo thông tin cập nhật ngày 14/11, New York sẽ khôi phục lại kế hoạch từng bị hủy bỏ về chương trình thu phí tắc nghẽn đầu tiên của quốc gia, nhưng với mức phí giảm còn 9 USD cho hầu hết các phương tiện đi vào trung tâm thành phố và khu vực phía Nam Manhattan.

Không khí ô nhiễm nặng, Ấn Độ phạt các công trường, chủ xe gây ô nhiễm2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chấtChâu Á có số ca tử vong sớm cao nhất thế giới do ô nhiễm không khíChâu Á: Khủng hoảng sức khỏe do khí hậu gióng lên cảnh báo trước thềm COP28WHO: Biến đổi khí hậu là mối đe dọa sức khỏe lớn nhất của nhân loại

Thu phí tắc nghẽn giờ cao điểm đang được chính quyền nhiều nơi xem xét áp dụng. Ảnh minh họa: The Guardian/Báo Tin tức 

Thống đốc New York Kathy Hochul dự định công bố đề xuất sửa đổi của tiểu bang vào ngày 14/11, trong đó mức thu mới đã giảm từ phí tắc nghẽn đưa ra ban đầu là 15 USD áp dụng cho ôtô đi vào trung tâm Manhattan vào giờ cao điểm.

Kế hoạch mới sẽ được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tuần tới, dự luật sẽ được trình lên hội đồng Quản lý Giao thông Vận tải Đô thị để phê duyệt và nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025.

Các quan chức nhà nước tin rằng, sẽ không cần phải lặp lại quá trình đánh giá tác động môi trường kéo dài, vì đợt đánh giá trước đã tính đến mức phí từ 9 - 23 USD/phương tiện.

Động thái được xem là nỗ lực để cứu kế hoạch thu phí được đưa ra, khi Thống đốc Kathy Hochul phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ những người ủng hộ phương tiện giao thông công cộng và các nhà lập pháp tiểu bang nhằm đảm bảo nguồn tài trợ cho hệ thống giao thông công cộng.

Được biết, kế hoạch đưa ra để phục vụ hai mục đích, gồm giảm tắc đường và làm sạch không khí trên các cung đường của thành phố New York và huy động khoảng 1 tỷ USD/năm để hỗ trợ hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt và hai tuyến tàu hỏa đi lại đang gặp khó khăn của thành phố.

Tương tự như New York, Thái Lan cũng đang khôi phục kế hoạch áp dụng phí tắc nghẽn tại thủ đô Bangkok để giải quyết tình trạng ô nhiễm giao thông và không khí, một động thái có thể khiến Bangkok trở thành thành phố lớn thứ hai ở châu Á thực hiện chính sách này.

Ông Krichanont Iyapunya, phát ngôn viên Bộ Giao thông Vận tải Thái Lan thông tin, bộ đang cân nhắc những lợi ích tiềm năng của khoản phí này, xác định các khu vực sẽ được đưa vào phạm vi quản lý và mức phí cần thu. Khoản phí thu được sẽ sử dụng để hỗ trợ cho kế hoạch của chính phủ nhằm thiết lập giá vé cố định cho các chuyến tàu đi lại.

Theo khảo sát, thủ đô Bangkok của Thái Lan được xếp hạng 46 trên chỉ số tắc nghẽn toàn cầu năm 2023. Riêng năm 2023, cư dân của thành phố 10 triệu người này đã mất khoảng 4,5 ngày vì tắc đường. Bên cạnh đó, Bangkok cũng đang phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, với các chỉ số luôn ở mức không lành mạnh trong nhiều tuần do lượng xe cá nhân sử dụng cao và tình trạng đốt tàn dư cây trồng ở các tỉnh lân cận.

Chính quyền Thái Lan sẽ áp dụng mô hình thuế tắc nghẽn như những gì được áp dụng tại London, Singapore, Stockholm và Milan, nơi giao thông vào giờ cao điểm đã giảm đáng kể sau khi áp dụng phí. Ngoài ra, chính quyền cũng đang cân nhắc thành lập quỹ cơ sở hạ tầng trị giá 200 tỷ Bath, nơi phí tắc nghẽn sẽ được chuyển vào.

Đan Lê (Lược dịch từ The Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ New York tới La Habana: Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung

Tối 28/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez cùng Phu nhân.

Từ New York tới La Habana Nâng tầm vị thế quốc tế - Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung
Tình trạng tắc nghẽn ở một số cảng châu Á có thể kéo dài đến tháng 8

Theo Tạp chí The Business Times ngày 3/7, tình trạng tắc nghẽn cảng ở một số trung tâm thương mại sầm uất nhất khu vực châu Á có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay, trong bối cảnh các tàu chuyển hướng khỏi những cửa ngõ hàng hải bị tắc nghẽn nhất trong khu vực và gây tắc nghẽn tại các cửa ngõ khác.

Tình trạng tắc nghẽn ở một số cảng châu Á có thể kéo dài đến tháng 8
New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1.000 thành phố toàn cầu

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics vừa công bố Chỉ số Thành phố toàn cầu đầu tiên của đơn vị này, được cho là “đánh giá toàn diện về 1.000 nền kinh tế đô thị lớn nhất của thế giới”.

New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1 000 thành phố toàn cầu
Return to top