ClockThứ Ba, 17/04/2018 14:12

Số ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tiếp tục tăng cao

TTH.VN - Mặc dù Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả tích cực trong việc cắt giảm khói bụi, song sức khỏe của hàng triệu người dân nước này vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Đông Nam Á: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ “cuộc khủng hoảng làm lạnh”Sôi động ngày Thể thao và Gia đình ASEAN tại Nam PhiÔ nhiễm không khí liên quan đến 2,7 triệu ca sinh non mỗi nămViệt Nam, Indonesia hướng đến phát triển năng lượng mặt trờiUNICEF: Cứ 7 trẻ em thì có 1 trẻ sống trong vùng ô nhiễm không khí nặng

Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang và khiêu vũ trong làn khói mù mịt tại một quảng trường thuộc thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy. Ảnh: CNA

Theo số liệu thống kê từ Viện Health Effects Institute Mỹ (HEI), mỗi năm Trung Quốc chứng kiến khoảng 1,6 triệu trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Chính phủ Trung Quốc năm 2017 đã ra lệnh cắt giảm lên đến 6,5% nồng độ các hạt bụi độc hại PM 2,5 ở 338 thành phố. Sau khi thực hiện tốt chiến dịch mùa đông với mục tiêu giảm thiểu khói thải trong công nghiệp, tiêu thụ than và giao thông, nhiều thành phố ở khu vực phía Bắc nước này đã đạt mục tiêu chất lượng không khí giai đoạn 2013-2017.

Tuy nhiên, số trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục tăng do chất lượng không khí ở Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia. Được biết, người cao tuổi là tầng lớp dễ bị mắc các bệnh gây ra do khói bụi nhất. Trong đó, những loại bệnh nguy hiểm thường gặp là đột quỵ, đau tim, ung thư phổi...

Trong bối cảnh dân số Trung Quốc đang ngày càng già đi, nhiều khả năng đến năm 2030, bất chấp những nỗ lực về cắt giảm khói bụi, ước tính số người tử vong vẫn sẽ tiếp tục tăng”, Hãng tin Reuters dẫn lời chủ tịch Viện HEI Dan Greenbaum cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top