ClockThứ Năm, 05/01/2017 13:57

Bảo hiểm thế giới chi trả 50 tỷ USD cho thiên tai năm 2016

TTH.VN - Các công ty bảo hiểm trên thế giới đã phải chi trả khoảng 50 tỷ USD cho các thiệt hại do thảm họa thiên nhiên xảy ra hồi năm ngoái, gần gấp đôi so với mức 27 tỷ USD của năm 2015, tờ Reuters ngày 5/1 dẫn nguồn tin từ Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re cho biết.

Thảm họa động đất ở Indonesia: Giáo dục trở thành nạn nhânNhật Bản: Thiệt hại từ thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima lên tới 190 tỷ USDChâu Á chịu rủi ro đối mặt với thiên tai cao nhất toàn cầu

Hai trận động đất xảy ra trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản vào tháng 4/2016 gây thiệt hại 31 tỷ USD. Ảnh: Irish Times

Những trận động đất ở Nhật Bản và lũ lụt ở Trung Quốc, chỉ chiếm 2% tổng thiệt hại được bảo hiểm, là những thảm họa thiên nhiên đắt đỏ nhất trong năm 2016. 

"Thiệt hại trong một năm duy nhất rõ ràng là ngẫu nhiên và không thể được xem là xu hướng. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cao của những tổn thất không có bảo hiểm, nhất là ở các thị trường mới nổi và những nước đang phát triển vẫn còn là mối quan tâm", Torsten Jeworrek, thành viên Hội đồng quản trị Munich Re nhấn mạnh. 

"Hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy một số sự kiện như bão mang mưa lớn và mưa đá có nhiều khả năng xảy ra trong một số khu vực nhất định, là kết quả của biến đổi khí hậu", giáo sư Peter Hoppe, Trưởng Đơn vị nghiên cứu rủi ro của Munich Re cho hay.

Hai trận động đất mạnh làm rung chuyển đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái gây tổng thiệt hại lên đến 31 tỷ USD, trong khi những trận lũ tại Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua làm tổn thất 20 tỷ USD.

Khu vực Bắc Mỹ cũng hứng chịu nhiều thiên tai trong năm 2016, nhiều hơn so với bất kỳ năm nào kể từ năm 1980, với tổng thiệt hại 10,2 tỷ USD. Trong đó, cơn bão Matthew là thiên tai nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến Haiti, khiến khoảng 550 người thiệt mạng.

Trên toàn cầu, 8.700 người tử vong do thiên tai trong năm 2016, cho đến nay ít hơn so với 25.400 trường hợp tử vong trong năm 2015 và ít hơn mức trung bình 10 năm với 60.600 trường hợp.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top