ClockChủ Nhật, 23/06/2019 20:25

Biến đổi khí hậu đe dọa di sản văn hóa toàn cầu

TTH - Trong bối cảnh Liên Hiệp quốc thúc đẩy bảo vệ di tích toàn cầu, các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu có thể gây nên những thiệt hại không thể khắc phục được cho quần thể các di tích, đặc biệt là các di tích cổ xưa quý giá nhất.

Biến đổi khí hậu có thể ​​đe dọa hòa bình toàn cầu trong 10 năm tớiLãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậu

Nhiều di tích văn hóa đứng trước nguy cơ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ảnh: The Japan Times

Tại cuộc họp diễn ra ở Athens (Hy Lạp) bàn về các mối đe dọa đối với di sản thế giới, các học giả và nhà hoạch định chính sách đã kêu gọi xây dựng, thiết lập và triển khai hàng loạt các biện pháp đo lường, dự đoán và chống lại tác động của biến đổi khí hậu. Các chuyên gia hiện đang vận động để đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ diễn ra tại New York (Mỹ) vào tháng 9 tới.

Trước đó, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp quốc đã cảnh báo hồi tháng 10/2018 rằng sự nóng lên toàn cầu đang ngày càng trầm trọng, dự kiến sẽ tăng khoảng 3-40C. Để tránh viễn cảnh tàn khốc này, thế giới cần một sự chuyển đổi lớn.

Khẳng định về tầm quan trọng của hành động đối phó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tương lai con người, cùng lúc vấn đề cũng gây nên tác động tương tự đối với di sản tự nhiên và văn hóa. Trong đó, thách thức của việc bảo vệ các di sản dưới nước như tàu đắm là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top