ClockThứ Năm, 08/06/2017 09:54

Bốn nước châu Á hứa dọn rác nhựa trên biển

Tại hội nghị thượng đỉnh về đại dương do Liên Hiệp quốc (LHQ) lần đầu tổ chức, các đại biểu đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Philippines cho biết họ sẽ cố dọn sạch rác nhựa trên biển.

LHQ: Hội nghị Đại dương lần đầu tiên được tổ chức

Mỗi năm có 5-13 triệu tấn rác thải nhựa từ các con sông đổ vào các đại dương - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo BBC, các quan chức LHQ đã ca ngợi cam kết của bốn nước, dù một số cam kết chưa được chính thức hóa và các giải pháp mà họ đề xuất không được các nhà môi trường đánh giá cao. 

Theo ước tính, mỗi năm có 5-13 triệu tấn rác thải nhựa bị thải vào các đại dương. Phần lớn số rác này đã trôi vào bụng chim và cá khi chúng vô tình ăn phải, thậm chí nhiều loài sinh vật ở đáy biển cũng ăn phải nhựa.

Một bài báo gần đây cho biết phần lớn rác thải nhựa đổ ra biển xuất phát từ các nước có nền kinh tế tiêu dùng phát triển nhanh nhưng khả năng xử lý chất thải chưa tương ứng.

Trung tâm Helmholtz ở Leipzig, Đức, ước tính rằng 75% rác thải nhựa đổ ra biển bắt nguồn từ 10 con sông, chủ yếu ở châu Á. Họ cho biết chỉ cần giảm 50% lượng rác thải nhựa ở các con sông này sẽ giúp giảm 37% lượng rác thải nhựa trên toàn cầu.

Ông Tom Dillon thuộc tổ chức Pew Charitable Trusts, tổ chức vận động vì môi trường biển, thúc giục Trung Quốc phải hành động nhanh chóng để giảm rác thải nhựa vì "con đường tơ lụa trên biển" của họ đã "xuất khẩu ô nhiễm".

"Trong hàng ngàn năm, con đường tơ lụa trên biển là con đường để xuất khẩu văn hóa và ảnh hưởng của Trung Quốc ra thế giới. Liệu đại dương là phương tiện để xuất khẩu ô nhiễm của Trung Quốc, hay là một nền văn hoá bảo tồn và phát triển bền vững?", ông nói với BBC.

Tại Thái Lan, tổng lượng rác thải đổ ra biển năm 2016 ước tính 2,83 triệu tấn, trong đó nhựa chiếm 12%. Một báo cáo từ chính phủ Thái Lan thừa nhận họ quản lý chất thải không hiệu quả và xử lý chất thải nhựa kém.

Chính phủ Thái cho biết họ đã đề ra một chiến lược kéo dài 20 năm để giải quyết vấn đề trên, trong đó có khuyến khích sản xuất bao bì sinh thái và các chất thay thế thân thiện với môi trường thay cho bao bì nhựa.

Tại Indonesia, chính phủ đang khởi động một chương trình giáo dục đại chúng cho trẻ em về vấn đề rác thải nhựa, trong khi ở Philipines luật mới về rác thải nhựa cũng đang được soạn thảo...

Hội nghị Đại dương diễn ra tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ từ ngày 5 đến 9/6 với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ 193 quốc gia thành viên.

Đây là Hội nghị Đại dương đầu tiên được LHQ tổ chức, nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn nhất mà các đại dương đang phải đối mặt, từ hiện tượng tẩy trắng san hô đến ô nhiễm nhựa, đánh bắt cá quá mức và mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

TIN MỚI

Thu mua pallet cũ Hà Nội
Return to top